Tác hại của tia UV với làn da

Nám Da
tác hại của tia UV

Trong ánh sáng mặt trời có chứa các tia UV – đây được xem là những tác nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến làn da. Vậy cụ thể tác hại của tia UV là gì? Chúng có thể gây ra những vấn đề gì cho da? Cách bảo vệ làn da như thế nào là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau để có được câu trả lời bạn nhé!  

I. Tia UV là gì?

Bức xạ UV hay còn gọi là tia cực tím (tia tử ngoại) có bước sóng ngắn và năng lượng cao hơn ánh sáng nên mắt bạn không thể nhìn thấy được. Trong ánh nắng mặt trời phát ra tới 3 loại tia UV là UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên, chỉ có tia UVA và UVB là có thể xuyên qua tầng Ozon chiếu xuống mặt đất và gây hại cho làn da.

  • Tia cực tím A (UVA) có bước sóng dài nhất: 315-399 nm, là yếu tố làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
  • Tia cực tím B (UVB) có bước sóng 280-314 nm  có thể làm da bỏng rát nếu tiếp xúc quá lâu.

Cả 2 loại tia UVA và UVB đều có những tác hại làm ảnh hưởng đến làn da. Việc tiếp xúc với tia UVA và UVB thường xuyên mà không có sự bảo vệ sẽ làm hỏng DNA trong tế bào da, tạo ra các đột biến, có thể dẫn đến ung thư da cũng như lão hóa sớm. Ngoài ra, những tia UV này cũng có thể gây tổn thương mắt: đục thủy tinh thể và ung thư mí mắt.

tác hại của tia UV

II. Tác hại của tia UV với làn da

1. UVA

Tác hại của tia UV được gây ra chủ yếu bởi tia UVA. Không giống như tia UVB, tia UVA không bị tầng ozon hấp thụ và khoảng 95% chúng được chiếu thẳng xuống mặt đất. Bạn không hề cảm thấy những ảnh hưởng của nó, nhưng tia UVA có thể thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm. Tia UVA còn là nhân tố gây ra tổn thương gián tiếp cho DNA. Một số những tác hại tia UVA đối với làn da:

  • Lão hóa da sớm
  • Kích thích hình thành các nếp nhăn
  • Phá hoại cấu trúc tế bào da nghiêm trọng và gây ung thư da ●

2. UVB

Tia UVB có bước sóng ngắn hơn nên khi chiếu xuống mặt đất đã bị tầng ozon hấp thụ nên chỉ còn lại 5% và các tác hại gây ra cho da cũng bị giảm đi.

  • Làm hỏng các lớp ngoài cùng của da.
  • Góp phần vào việc gây lão hóa và ung thư da
  • Tiếp xúc quá nhiều với tia UVB dẫn đến cháy nắng, gây đỏ và bỏng rát cho da.

tác hại của tia UV

III. Cách bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV

  • Hạn chế làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều: Đây là khoảng thời gian ánh nắng từ mặt trời gay gắt nhất và khiến da dễ bị cháy nắng. Vậy nên, nếu cần phải ra ngoài bạn nên di chuyển vào những bóng râm, mặc thêm áo khoác hoặc dùng ô dù để che chắn.
  • Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài: Kem chống nắng giúp chúng ta hạn chế tối đa những tác động xấu từ tia UV đến làn da. Tuy nhiên việc lựa chọn kem chống nắng cũng là một quá trình không đơn giản. Bạn nên chọn kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF ≥ 30. Sử dụng loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) nếu vận động ngoài trời quá nhiều. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút và thoa lại sau 2 giờ tiếp xúc với nắng.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây là biện pháp giúp làn da đẹp từ bên trong. Một số loại rau giàu kali như: rau má, mồng tơi, rau đay, bồ ngót… hoặc các loại trái cây giàu vitamin như dâu tây, dưa hấu, cam bưởi, táo, chuối… sẽ là lựa chọn rất tốt cho bạn trong những ngày mùa hè nắng nóng.

Đặc biệt, để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung vitamin và dưỡng chất hằng ngày. Trong mỗi viên uống PiWhite có chứa các thành phần từ thiên nhiên như: chiết xuất vỏ thông biển Pháp, chiết xuất rong biển D.Salina, chiết xuất cà chua, chiết xuất mầm gạo, vitamin E và vitamin C.

Viên uống PiWhite với công dụng hỗ trợ làm đẹp da, sáng da, tăng tính đàn hồi của da. Sản phẩm thích hợp với những chị em đang muốn cải thiện nám da, sạm da hoặc da khô có nhiều nếp nhăn.


Xem thêm: Hyaluronic acid có tác dụng gì?


Nguồn tham khảo:

What’s the Difference Between UVA and UVB Rays?

https://www.healthline.com/health/skin/uva-vs-uvb

UV Radiation & Your Skin

https://www.skincancer.org/risk-factors/uv-radiation/

UV Radiation

https://www.cdc.gov/nceh/features/uv-radiation-safety/index.html

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *