Mụn viêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trị Mụn
mụn viêm

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người vì chúng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng tâm lý, làm mất đi vẻ tự tin. Mụn viêm cũng không ngoại lệ, đây là một trong những loại mụn xuất hiện phổ biến nhất nhưng lại dễ nhầm lẫn với các loại mụn khác. Vậy mụn viêm là gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? Cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới nhé!

I. Mụn viêm là gì?

Mụn viêm hay mụn viêm đỏ là những nốt mụn nhỏ, viêm đỏ, mềm và thường nhỏ hơn 1 cm. Tình trạng này xuất hiện là do dầu thừa trên da nhiều, vi khuẩn, thay đổi hormon hoặc do một số loại thuốc gây kích ứng. Điểm khác biệt của mụn viêm với các loại mụn khác là chúng không có đầu chứa mủ trắng hoặc vàng, do đó chúng còn có tên gọi khác là mụn viêm không nhân. Màu sắc của mụn viêm đôi khi sẽ tệp với màu da tự nhiên của bạn hoặc sẽ có màu đỏ, nâu, tím. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

Tương tự với một số loại mụn khác, mụn viêm thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì do những thay đổi về hormon. Tuy nhiên, một số người ở độ tuổi 20 – 30, thậm chí lớn tuổi hơn, vẫn có thể gặp tình trạng da liễu này.

Ngoài mụn viêm, còn một số loại mụn phổ biến khác như:

  • Mụn đầu đen
  • Mụn đầu trắng
  • Mụn trứng cá

Cần phân biệt rõ loại mụn mà bạn đang gặp phải để có thể điều trị chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất.

II. Nguyên nhân gây mụn viêm

Có nhiều nguyên nhân gây mụn viêm, bao gồm một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Dầu nhờn: Tuyến bã nhờn gây ra quá nhiều dầu trên da;
  • Vi khuẩn: Da xuất hiện nhiều vi khuẩn do bụi bẩn, thường xuyên chạm tay vào mặt…
  • Do hormon giới tính: Bao gồm một số hormon như testosterone, đây là các loại hormon cần thiết để bắt đầu quá trình dậy thì. Chúng đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng sinh sản và phát triển của cơ thể.

Một số yếu tố nguy cơ gây mụn viêm

Ngoài những nguyên nhân gây mụn viêm, một số yếu tố sau có thể là tác nhân khiến mụn viêm xuất hiện:

  • Căng thẳng
  • Chế độ ăn, cụ thể là chế độ ăn quá nhiều đường sẽ có khả năng làm xuất hiện mụn viêm
  • Một số loại thuốc có nguy cơ làm nổi mụn viêm như thuốc có chứa corticosteroids…

III. Cách trị mụn viêm hiệu quả

Để “đánh bay” các nốt mụn viêm/mụn viêm nang, bạn nên rửa mặt khoảng 2 lần/ngày bằng các sản phẩm chuyên dụng cho da mụn. Các sản phẩm này có thể chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Nếu có quá nhiều mụn, hãy cân nhắc thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị hiệu quả hơn.

1. Thuốc trị mụn viêm

Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC). Một số loại thuốc không kê đơn được khuyên dùng để trị mụn viêm có các thành phần như axit azelaic, benzoyl peroxide, retinoids (vitamin A chuyển hóa), axit salicylic…

  • Axit azelaic: Đây là một trong những loại axit tự nhiên có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì… Thành phần này giúp “đánh bay” các vi sinh vật trên da và nhờ đó giúp giảm sứng tấy – một trong những điểm đặc trưng của mụn viêm.
  • Benzoyl peroxide: Là một trong những loại thuốc trị mụn viêm không kê đơn và hường được sử dụng dưới dạng gel bôi hoặc kem rửa. Thành phần này tấn công vào vi khuẩn trên bề mặt da để giải quyết tình trạng các nốt mụn viêm trở nặng. Tác dụng phụ mà thành phần này mang lại là tình trạng kích ứng (khô da).
  • Retinoids: Đây là một dạng dẫn xuất của vitamin A. Thành phần này giúp đánh bay các nốt mụn viêm và hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi sử dụng thành phần này, bạn có thể cảm nhận được màu da thay đổi, trở nên khô hơn và thậm chí là bong tróc. Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng retinoids cách ngày hoặc sử dụng kết hợp với kem dưỡng ẩm để hạn chế các tác dụng phụ như trên.
  • Axit salicylic: Thành phần này thường có trong các sản phẩm làm đẹp dưới dạng sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da. Axit salicylic giúp loại bỏ lớp thượng bì bị tổn thương và “dọn sạch” các tế bào chết trên da. Nhờ đó, da sẽ được giảm thiểu nguy cơ bị tắc nghẽn lỗ chân lông.

Thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu các loại thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc khác. Các loại thuốc có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng androgens…

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ da liễu có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dưới dạng uống hoặc thoa trên da. Các thành phần thường thấy trong thuốc kháng sinh trị mụn viêm bao gồm tetracycline hoặc macrolide.
  • Isotretinoin: Đây là một dạng retinoid dạng uống, thường được sử dụng để điều trị những tình trạng mụn viêm nghiêm trọng. Thành phần này giúp thu nhỏ tuyến dầu – nguyên nhân chính làm hình thành mụn. Tác dụng phụ mà thành phần này mang lại là làm khô da và một số dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, isotretinoin còn có nguy cơ gây viêm loét đại tràng và trầm cảm… Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ điều trị cho phép.

2. Trị mụn viêm tại nhà

tràm trà trị mụn viêm

  • Giấm táo: Axit axetic có trong giấm táo có tác dụng kháng khuẩn tốt. Lưu ý nếu da bạn mẫn cảm, nên hòa thêm một ít nước vào giấm trước khi thoa lên mặt. Vì giấm có thể khiến da khô hơn và gây khó chịu.
  • Trà xanh: Lá trà xanh ẩm giàu chất chống oxy hóa và có khả năng giúp giảm tình trạng dầu nhờn trên da. Trộn lá trà xanh khô với nước và xoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn viêm trong 30 giây. Rửa sạch mặt với nước khi hoàn tất.
  • Mật ong: Trong mật ong có chứa enzyme catalase giúp giảm viêm nhẹ, vì vậy bạn có thể thoa một lượng mật ong vừa đủ lên vị trí bị mụn viêm sưng để giảm tình trạng này.
  • Đá lạnh: Chườm đá sẽ giúp giảm lượng máu đến một khu vực nhất định, giúp giảm viêm và giảm đau. Đặt một viên đá lạnh nhỏ hoặc túi đá vào khăn bông mỏng và chườm vào vị trí bị mụn trong 10 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để tình trạng này được cải thiện.
  • Nước chanh: Thành phần axit citric trong chanh có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Thấm một lượng nước chanh vừa đủ vào bông gòn hoặc gạc và thoa lên vùng da bị mụn viêm. Cần cẩn trọng khi sử dụng cách này để trị mụn viêm, vì chanh dễ gây mẫn cảm với da và khiến da dễ bắt nắng sau khi sử dụng.

IV. Cách phòng tránh mụn viêm

Có một số cách để hạn chế tình trạng này như sau:

  • Không chạm tay lên mặt
  • Rửa mặt: 2 lần/ ngày với nước ấm và sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ
  • Sử dụng kem dưỡng da thường xuyên: Ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng dịu nhẹ để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông
  • Trang điểm: Nếu bạn thường phải trang điểm, hãy lựa chọn các loại mỹ phẩm thân thiện với da và phải tẩy trang vào cuối ngày
  • Gội đầu thường xuyên: Khi tóc bẩn và vô tình chạm vào mặt cũng có nguy cơ gây mụn viêm. Bên cạnh đó, hãy hạn chế để các sản phẩm dành cho tóc tiếp xúc với da mặt.

 

Nguồn tham khảo:

  • Acne

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne

  • Acne Papules

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22905-acne-papules

  • How to treat different types of acne

https://www.aad.org/public/diseases/acne/diy/types-breakouts

  • What causes acne papules, and how are they treated?

https://www.healthline.com/health/papules-acne

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *