Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Sạm da hay nám da là tình trạng xuất hiện các đốm li ti hoặc mảng sẫm màu trên da, thường ở mặt, cổ và vai. Phụ nữ trong quá trình mang thai cũng thường gặp vấn đề này, nhưng vết nám sẽ dần biến mất sau khi sinh con. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Điều trị thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết này.
I. Sạm da là gì?
Sạm da là tình trạng rối loạn sắc tố da phổ biến do lượng melanin – sắc tố da – tăng đột biến. Chúng thường xuất hiện dưới dạng đốm hoặc mảng sạm sẫm màu trên da, chủ yếu là da mặt.
Tỷ lệ bị sạm/nám ở nữ cao hơn nam giới và thường khởi phát ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Nám phổ biến với những người dễ bị bắt nắng, có tông da nâu (sạm thường ít xuất hiện ở người có tông da trắng hoặc da đen).
Đặc biệt một số phụ nữ sẽ nhận thấy những đốm da sẫm màu xuất hiện khi họ bắt đầu thai kỳ hoặc khi họ sử dụng thuốc tránh thai. Tình trạng sạm da xảy ra trong thai kỳ thường xuyên đến mức còn có tên gọi khác là “mặt nạ thai kỳ” (mask of pregnancy). Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con và khi phụ nữ ngưng dùng thuốc tránh thai.
Dấu hiệu nhận biết sạm da
Sạm da thường xuất hiện ở vùng da mặt, cụ thể là ở má, cằm, trán, mũi hoặc vùng da phía trên môi. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường xuất hiện dọc vùng da ở xương quai hàm, cổ, cánh tay và một số vị trí khác.
Nhìn chung, sạm/nám có thể xuất hiện ở bất cứ đâu với những đốm đen hoặc nâu, trông tương tự như tàn nhang. Tùy vào màu da và độ nghiêm trọng của tình trạng nám mà những vết đốm sẽ có sắc độ khác nhau, nhưng vết sạm da chắc chắn luôn sẫm màu hơn màu da tự nhiên của bạn.
Dù có thể dễ dàng nhận thấy sạm da, nhưng tình trạng này không gây cảm giác đau hay ngứa ngáy trên da. Dù vậy, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý do khiến bạn cảm thấy mặc cảm về vẻ bề ngoài của mình.
II. Các loại sạm da thường gặp
1. Sạm thượng bì
Đây là loại sạm xuất hiện ở lớp da ngoài cùng, còn có tên gọi khác là nám nông, nám mảng. Do chỉ tồn tại ở lớp biểu bì phía ngoài nên nám thượng bì là tình trạng nám dễ điều trị. Dấu hiệu nhận biết sạm da thượng bì bao gồm:
- Có hình dạng rõ ràng
- Màu nâu sẫm
- Có thể quan sát rõ dưới đèn Wood (ánh sáng của đèn Wood được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng của da)
2. Sạm hạ bì
Tình trạng này xảy ra ở lớp thứ 2 của da – hạ bì. Cần phân biệt rõ loại sạm da này với nám thượng bì, vì tình trạng này khó điều trị hơn.
- Không thể xác định rõ hình dạng đốm sẫm màu trên da
- Màu nâu nhạt hoặc màu xám xanh
- Không soi được dưới đèn Wood
3. Sạm hỗn hợp
Đây là sự kết hợp của 2 loại nám – nám thượng bì và nám bì. Nám hỗn hợp là loại sạm da phổ biến nhất. Có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:
- Các vết sạm da có màu nâu nhạt, nâu sẫm và xám xanh
- Kết hợp đèn Wood và soi da để phát hiện được đầy đủ các vị trí sạm
- Điều trị lâu dài mới nhận được hiệu quả cụ thể
II. Nguyên nhân gây sạm da
1. Tác nhân gây sạm da từ bên trong
- Thay đổi nội tiết tố: Một số hormon như estrogen và progesterone có mối liên kết mật thiết với tình trạng sạm da. Estrogen và progesterone tăng đáng kể khi mang thai nên phụ nữ thường xuất hiện nám trong thời gian này.
- Di truyền: Có khoảng 33 – 50% những người bị sạm da báo cáo rằng gia đình họ có người cũng có tình trạng da tương tự. Ngoài ra, khi một người trong cặp sinh đôi bị sạm da thì người còn lại cũng có nguy cơ cao.
- Căng thẳng: Dù nguyên nhân này vẫn còn gây tranh cãi nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ thể sản sinh ra hàm lượng lớn hormone cortisol khi căng thẳng. Đây là loại hormone có khả năng kích thích sạm da xuất hiện.
- Bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp tạo ra một số hormone có lợi cho cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, điều tiết nhịp tim… Khi tuyến giáp có vấn đề, khả năng cao bạn sẽ xuất hiện các vết sạm da, tình trạng này có thể được cải thiện khi bệnh lý ở tuyến giáp được điều trị.
2. Tác nhân từ bên ngoài
- Ánh nắng: Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ kích thích cơ thể tiết ra melanin – sắc tố da. Điều này giải thích được vì sao sạm da thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời như mặt, cổ và vai.
- Mỹ phẩm: Một số sản phẩm làm đẹp có chứa phototoxic, làm kích thích sạm da xuất hiện. Ngoài ra, khi bị sạm da, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da, trang điểm và xà phòng dịu nhẹ, ít mùi hương để không làm tình trạng sạm da tệ hơn.
3. Sạm da có nguy hiểm không?
Nhiều người lo lắng rằng liệu sạm, nám có gây ung thư da không thì câu trả lời là không! Tuy nhiên, dấu hiệu của ung thư da cũng có vài điểm tương đồng với sạm da. Để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Sạm da không gây ngứa ngáy, khó chịu, nhưng lại đánh mất sự tự tin của một số người. Do đó, dù không gây hại cho cơ thể nhưng nhiều người vẫn muốn điều trị dứt điểm tình trạng sạm da.
Sạm da thường là tình trạng mãn tính, kéo dài từ 3 tháng trở lên, thậm chí kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, một số người bị sạm da do thai kỳ hoặc sử dụng thuốc, sau khi kết thúc những khoảng thời gian này, hiện tượng nám của họ sẽ dần biến mất. Dù không gây nguy hiểm, ngứa ngáy hay đau rát nhưng nhiều người vẫn mong muốn được điều trị trình trạng sạm da này.
III. Những cách điều trị sạm da phổ biến nhất hiện nay
Hiện tượng sạm da thường sẽ tự biến mất khi các nguyên nhân gây nám được điều trị hợp lý. Ví dụ như nguyên nhân gây nám do thai kỳ thì sau khi sinh con, các đốm sạm da cũng sẽ mờ dần. Tuy nhiên, không có phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng sạm da. Thường sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp hoặc tham gia liệu trình điều trị, bao gồm các cách điều trị như sau:
- Sử dụng tia laser: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng laser để kết hợp điều trị sạm da.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp: Phương pháp này có thể giúp nám mờ dần và ngăn ngừa tình trạng nám quay lại. Cân nhắc lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng phù hợp để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động ngoài trời quá lâu, hãy mặc thêm áo khoác, mang khẩu trang, bao tay,… để giúp da hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ da liễu chỉ định điều trị như hydroquinone, tretinoin, corticosteroid nhẹ… Ngoài ra một số thành phần khác như azelaic acid, kojic acid và vitamin C cũng được khuyên dùng để điều trị sạm da.
Hiện nay trên thị trường đã có mặt viên uống hỗ trợ làm sáng da, PiWhite với sự kết hợp của các thành phần tự nhiên bao gồm chiết xuất vỏ thông biển Pháp, chiết xuất tảo biển, cà chua, mầm gạo. Ngoài ra, sản phẩm này còn có các thành phần khác như vitamin E và vitamin C. Viên uống PiWhite có khả năng hỗ trợ làm đẹp da, sáng da, tăng tính đàn hồi của da. Sản phẩm thích hợp cho đối tượng da khô nám và có nhiều nếp nhăn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về sạm da, nguyên nhân và cách điều trị. Thông tin này không thay thế các chẩn đoán của bác sĩ chuyên môn, hãy tìm gặp các chuyên gia y tế để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về tình trạng da của bạn.
Nguồn tham khảo:
- Melasma: Overview
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-overview
- Melasma
https://dermnetnz.org/topics/melasma
- Treatments for melasma (darker than normal skin occurring in patches)
- Melasma
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma
Bài viết liên quan: