Ung thư da: Những điều bạn cần biết

Nám Da
ung thư da

Không chỉ có các cơ quan nội tạng mới bị ung thư, bề mặt da cũng là một bộ phận có thể bị ung thư nhưng lại ít ai quan tâm đến. Vậy ung thư da là gì? Căn bệnh này có những biểu hiện như thế nào? 

Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích về bệnh ung thư da bạn nhé!

I. Tổng quan về bệnh ung thư da

Ung thư da được hiểu là sự tăng sinh bất thường của các tế bào da, thường ở những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số loại thường gặp cũng có thể phát triển dù không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

Có 4 loại ung thư da phổ biến nhất là:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy
  • Ung thư tế bào hắc tố

Theo thống kê [1] ung thư da là bệnh ung thư phổ biến nhất ở Mỹ và trên toàn thế giới.

  • Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người bị ung thư da ở tuổi 70.
  • Hơn 2 người chết vì căn bệnh này tại Mỹ mỗi giờ.
  • Có 5 vết cháy nắng trở lên làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư hắc tố.
  • Khi được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với khối u ác tính là 99%

II. Nguyên nhân gây ung thư da

Các loại ung thư da đều xảy ra khi có các đột biến phát triển trong DNA của các tế bào da do ảnh hưởng từ bức xạ tia cực tím gây nên. Quá trình này làm cho các tế bào da phát triển không kiểm soát và tạo thành một khối lượng lớn các tế bào ung thư. Các tế bào liên quan đến ung thư da gồm có:

  • Các tế bào vảy: nằm ngay dưới bề mặt bên ngoài và có chức năng như lớp lót bên trong của da.
  • Tế bào đáy: sản sinh ra các tế bào da mới, nằm bên dưới các tế bào vảy.
  • Tế bào hắc tố: nằm ở phần dưới của lớp biểu bì da, là nơi sản sinh ra melanin và quyết định màu da.
  • Tình trạng tăng hắc tố da sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời quá nhiều.

ung thư da

III. Triệu chứng ung thư da

Ung thư da chủ yếu xuất hiện trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cả ở phần chân. Hoặc ở cả những khu vực kín đáo như: lòng bàn tay, bên dưới móng tay, móng chân và cả vùng da ở bộ phận sinh dục. Đây là loại bệnh có thể kiểm soát dễ dàng hơn nếu phát hiện từ sớm. Một số dấu hiệu nhận biết bạn cần lưu ý:

Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào đáy

  • Bề mặt da có các nốt nhỏ, bóng, cứng, có màu đục hoặc màu hồng sáp.
  • Một tổn thương màu nâu, đen hoặc xanh với đường viền mờ, hơi nhô lên.
  • Bị chảy máu hoặc lở loét ở một vùng da, có thể chữa lành và tái phát thường xuyên.

Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào vảy

  • Nốt đỏ cứng
  • Một vết thương phẳng với bề mặt bị khô bong tróc và đóng vảy Các dấu hiệu u ác tính bao gồm:
  • Vùng da xuất hiện một đốm lớn màu nâu hoặc các đốm sậm màu với đường viền không đều.
  • Nốt ruồi thay đổi về màu sắc, kích thước và bị chảy máu
  • Các vết thương xuất hiện tình trạng đau ngứa hoặc bỏng rát

IV. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư da

Mặc dù bất kỳ làn da nào cũng có thể bị ung thư nhưng sẽ có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn những người khác:

  • Nước da trắng sáng: làn da có ít sắc tố (melanin) sẽ ít được bảo vệ khỏi bức xạ UV gây hại hơn.
  • Người có tiền sử từng bị bỏng nắng. Một hoặc nhiều vết cháy nắng phồng rộp khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da khi trưởng thành.
  • Phơi nắng quá lâu: Tắm nắng có thể giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn nhưng với những ai ở dưới ánh mặt trời quá lâu sẽ dễ bị cháy nắng và dẫn đến ung thư.
  • Sinh sống ở vùng có khí hậu nóng hoặc cao: Môi trường xung quanh cũng là yếu tố tác động đến làn da của bạn đặc việc là nơi ở.
  • Nốt ruồi: Những người có nhiều nốt ruồi bất thường và các nốt có kích thước lớn được gọi là nevi loạn sản. Đây là một trong những yếu tố cơ địa có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường.
  • Tổn thương da tiền ung thư: Tình trạng này còn được gọi là dày sừng actinic, những vùng da này thường xuất hiện dưới dạng các mảng sần sùi, có vảy có màu từ nâu đến hồng đậm.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư da: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn bị căn bệnh này thì có nguy cơ cao là bạn cũng sẽ mắc phải.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Người có sức đề kháng yếu bẩm sinh, người mắc HIV/AIDS và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng đều là những đối tượng dễ bị ung thư da.
  • Tiếp xúc với bức xạ và hóa chất thường xuyên.

ung thư da

V. Cách ngăn ngừa ung thư da

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da là bảo vệ bản thân khỏi các tia có hại của mặt trời bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng để ngăn ngừa tia UVA và UVB với SPF từ 15 trở lên mỗi ngày. Đối với các hoạt động ngoài trời kéo dài, hãy sử dụng kem chống nắng có khả năng chống nước, phổ rộng với SPF từ 30 trở lên.
  • Mặc quần áo bó sát và đội mũ rộng vành khi phải tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp Hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Gặp bác sĩ da liễu ít nhất mỗi năm một lần để thực hiện các bài test kiểm tra da.

Nguồn tham khảo:

Skin cancer

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/skin-cancer/symptoms-causes/syc-20377605

Nonmelanoma skin cancer

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonmelanoma-skin-cancer/symptomscauses/syc-20355397

Melanoma Skin Cancer

https://www.cancer.org/cancer/melanoma-skin-cancer.html

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *