Mụn viêm đỏ ở má: Nguyên nhân và cách điều trị

Trị Mụn
mụn viêm đỏ ở má

Làn da ở má khá nhạy cảm do phải thường tiếp xúc với khói bụi. Do đó, đây là vị trí dễ bị nổi mụn. Mụn viêm đỏ ở má không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, thâm sẹo. Vì sao xuất hiện mụn viêm và cách điều trị chúng như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Nguyên nhân gây mụn viêm đỏ ở má

Mụn viêm là mụn như thế nào? Mụn viêm đỏ ở má là những nốt đỏ lớn hoặc đỏ li ti, đầu mụn cứng, không có chân. Đa phần là dạng mụn trứng cá nặng, xuất hiện khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng được chăm sóc, xử lý không đúng cách, gây nên tình trạng nhiễm trùng.Tình trạng này khiến người mắc phải luôn có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu và cảm thấy mất tự tin với vẻ đẹp của mình.

Thông thường, mụn viêm đỏ ở má hoặc vùng chữ U xuất hiện là do sự tích tụ của bụi bẩn, dầu và các chất cặn bã làm tắc nghẽn lỗ chân lông theo thời gian. Nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Vỏ gối & ga trải giường bẩn: Ga trải giường và vỏ gối là nơi sinh sôi nảy nở của các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, phấn hoa và nhiều chất gây dị ứng khác bám vào mà bạn ít khi ngờ đến. Khi da mặt tiếp xúc vào vỏ gối và ga trải giường bẩn sẽ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, dễ khiến vi khuẩn lây lan sang các vùng da xung
  • Dùng tay sờ vào mặt: Bàn tay là nơi tập trung rất nhiều các loại chất bẩn và chất gây dị ứng từ: bàn phím, điện thoại thông minh hoặc bất kỳ dụng cụ nào trong nhà. Khi tay chạm vào da mặt, vi khuẩn, bụi bẩn và chất gây dị ứng tiếp xúc vào da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn viêm ở má.
  • Sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng: Các sản phẩm chăm sóc da của bạn cũng có thể là nguyên nhân gây mụn viêm đỏ ở má. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm có chứa các thành phần như cồn, chúng có thể gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt, thức ăn nhanh, ít bổ sung rau củ quả tươi…) cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng mụn viêm ở má.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên do quan trọng dẫn đến tình trạng da mặt bị mụn, mụn xuất hiện ở má. Nội tiết tố thay đổi vào giai đoạn bước sang tuổi dậy thì hoặc mang thai khiến hormone trong cơ thể đột ngột biến chuyển, dẫn đến việc mụn dễ xuất hiện và xuất hiện với cường độ nhiều.

Một số yếu tố khác (như căng thẳng, thói quen luyện tập thể thao, vệ sinh da mặt sai cách…) cũng có thể đóng vai trò trong việc hình thành mụn trứng cá ở má.

nguyên nhân mụn viêm đỏ

Cách phòng ngừa mụn viêm đỏ ở má

Để ngăn ngừa mụn viêm đỏ ở má, các bạn cần nên lưu ý vài điều sau:

  • Thực hiện dưỡng ẩm và làm sạch da thường xuyên: Tuân thủ các bước làm sạch da bằng sữa rửa mặt, tẩy tế bào da chết sẽ giúp da không bị bít tắc ở lỗ chân lông. Ngoài ra, việc dưỡng ẩm giúp tuyến bã nhờn của da không phải hoạt động quá mạnh, ảnh hưởng đến việc phát sinh mụn viêm đỏ ở má.
  • Tìm hiểu kỹ mỹ phẩm chăm sóc da: Các bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, kết cấu và công dụng của mỹ phẩm với loại da của mình hay không. Đặc biệt nhất, khi có dấu hiệu mụn viêm nhẹ, trước hết bạn nên tạm ngưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da.
  • Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bằng tay không tại nhà: Nặn mụn không đúng cách có thể gây tổn thương da. Các vi khuẩn từ bàn tay có thể xâm nhập vào bên trong, dẫn đến viêm da, bí tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không nên sờ tay lên mặt: Việc đưa tay lên mặt hay dùng tay nặn mụn có thể gây tình trạng viêm nhiễm, mụn nổi nhiều hơn và tình trạng mụn nghiêm trọng hơn do tay có nhiều vi khuẩn gây hại.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và chỉ định dùng thuốc bác sĩ: nếu bạn đang có tình trạng mụn viêm nhẹ, mụn viêm ở má bạn nên lựa chọn tư vấn với các bác sĩ da liễu giỏi để quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.

Cách phòng ngừa mụn viêm đỏ ở má

Làm thế nào nếu mụn viêm đỏ ở má kéo dài?

1. Sử dụng thuốc

Mụn viêm là dạng mụn cứng đầu và rất khó điều trị. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động chăm sóc da tại nhà đúng cách và có cách điều trị phù hợp để tình trạng mụn sớm được cải thiện.

Một trong những cách điều trị khi bị mụn viêm đỏ ở má nặng là sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Đây là cách giúp giảm đau nhức và những triệu chứng do mụn viêm ở má gây ra.

Có nên sử dụng thuốc trị mụn hay không? Đây là điều mà bản thân người bị mụn không thể tự trả lời. Khi thấy tình trạng mụn kéo dài, hoặc mụn lan nhanh với diện tích rộng trên da, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám kịp thời. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và lứa tuổi của bạn. Isotretinoin là thành phần có thể được kê toa trong quá trình điều trị. Hoạt chất này giúp tác động vào 4 cơ chế hình thành mụn: giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, giảm sừng hóa tại cổ nang lông, giúp điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát. Hãy luôn nhớ rằng, việc điều trị bằng thuốc luôn cần có sự kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Làm thế nào nếu mụn viêm đỏ ở má kéo dài

Ngoài ra, khi bạn bị mụn viêm, việc dùng mỹ phẩm thoa có thể dễ gây kích ứng, làm nặng thêm tình trạng bệnh do chứa các thành phần gây hại. Thay vào đó, nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng mụn viêm sưng, làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông.

2. Điều trị bằng các phương pháp khác

Khi bị mắc mụn viêm đỏ ở má, các bạn có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị mụn viêm bằng nguyên liệu thiên nhiên như tràm trà, nha đam…: Tinh dầu tràm trà, nha đam có tính kháng khuẩn cao. Do vậy, nó là thành phần thiên nhiên . Bạn chỉ cần chấm tinh dầu tràm trà lên vết mụn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt. Ngoài ra còn tránh những thực phẩm không tốt cho mụn viêm.
  • Sử dụng các thành phần hoạt tính: 

+ Axit salicylic: có khả năng tẩy tế bào chết, điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn và sát trùng nhẹ.

+ Benzoyl peroxide: hoạt chất này giúp đưa oxy vào trong ổ mụn viêm, khiến vi khuẩn bị tê liệt và làm bong lớp sừng trên bề mặt. Benzoyl peroxide phù hợp để điều trị các loại mụn viêm có kích thước lớn. 

+ Retinoid: không chỉ có khả năng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả, dẫn xuất vitamin A này còn được sử dụng nhiều trong việc trị mụn, giúp giảm tiết bã nhờn, tẩy da chết và giúp da phục hồi sau mụn.

  • Điều trị bằng phương pháp ánh sáng, laser tại các cơ sở làm đẹp uy tín, giúp làm khô nhân mụn, ngăn ngừa sẹo và vết thâm.

Lưu ý khi điều trị mụn viêm ở má

  • Cải thiện quy trình chăm sóc da: Khi mụn viêm ở má, các bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Ngoài ra, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng da cấp ẩm và có đặc tính trị mụn.
  • Hạn chế trang điểm: mặc dù trang điểm giúp bạn tự tin hơn nhưng chúng sẽ càng khiến lỗ chân lông bị bít tắc, làm cho tình trạng mụn nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vỏ gối, ga trải giường, giữ môi trường thông thoáng, tránh khói bụi. Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả cung cấp dinh dưỡng cho

Xem chi tiết: Mụn viêm ở má nên kiêng ăn gì?

  • Không sờ mụn, nặn mụn bằng tay thay vào đó nên tìm bác sĩ thăm khám để có sự hướng dẫn cụ thể cách điều trị mụn viêm phù hợp từng cá nhân.
  • Bôi thuốc, uống thuốc trị mụn đúng giờ, đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc trị mụn khi chưa hết liệu trình để tránh mất tác dụng điều trị trước đó.

Ngoài các cách kể trên, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như gel dưỡng ẩm kiểm soát mụn để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Bạn nên chọn những loại sản phẩm dịu nhẹ có thành phần phù hợp với làn da của mình để hỗ trợ  làm giảm độ viêm, sưng đau của mụn.

Hiểu được mụn viêm là mụn như thế nào cũng như nguyên nhân gây mụn viêm ở má sẽ giúp bạn hạn chế tối da tình trạng xuất hiện và tỏa sáng với làn da mộc không tì vết của mình nhé!

Xem thêm bài viết: 


Nguồn tham khảo:

 How to I get rid of cheek acne

https://www.bioclarity.com/blogs/clear-skin/how-do-i-get-rid-of-cheek-acne

Inflamed acne

https://www.healthline.com/health/inflamed-acne

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *