Cách trị viêm da cơ địa và ngăn ngừa cơn bùng phát

Viêm Da

Viêm da cơ địa là một loại bệnh da liễu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trên mọi độ tuổi khác nhau. Mặc dù bệnh không gây ra các nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Vậy cách trị viêm da cơ địa như thế nào? Làm thế nào để ngăn ngừa các biểu hiện bùng phát của viêm da cơ địa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa và cơn bùng phát

Viêm da cơ địa (chàm da) là tình trạng da bị đỏ, ngứa, mụn nước thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển từng đợt, dai dẳng và tái phát. Đây là một bệnh mãn tính về da phổ biến, thường gặp nhất là viêm da cơ địa ở tay hoặc viêm da cơ địa ở chân và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay…). Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là thường xuất hiện ở trẻ em. Viêm da dị ứng thường kéo dài, có thể trở thành bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát theo chu kỳ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da cơ địa

Một số các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa phổ biến bao gồm:

  • Da khô
  • Ngứa nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
  • Xuất hiện các mảng màu đỏ, nâu xám trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong chỗ uốn cong của khuỷu tay và đầu gối.
  • Các vết sưng nhỏ, nhô cao, có thể rỉ chất lỏng và đóng vảy khi bị trầy xước
  • Vùng da bị viêm sẽ dày, cứng hơn dẫn đến tình trạng nứt nẻ, có vảy
  • Da thô, nhạy cảm, sưng tấy do gãi

Viêm da cơ địa ở tay có thể không nghiêm trọng nhưng lại tác động rất xấu đến chất lượng cuộc sống có thể khiến cho người bệnh:

  • Mất ngủ do các triệu chứng sưng ngứa về đêm.
  • Tự ti, không muốn giao tiếp với mọi người.
  • Làn da mất đi tính thẩm mỹ

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa và cơn bùng phát

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay, chưa được tìm được nguyên nhân gây viêm da cơ địa, nhưng qua nghiên cứu, bệnh có thể do yếu tố di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển mạnh ở những người cũng bị dị ứng như hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh chàm là:

  • Các yếu tố khiến da trở nên khô, dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng
  • Yếu tố di truyền: viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái
  • Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng viêm không mong muốn trên da.

Bên cạnh đó, một số các tác nhân khác có thể làm cho viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn như:

  • Chất gây kích ứng: xà phòng bao gồm dầu gội đầu, nước giặt xả và chất tẩy rửa.
  • Các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh và khô, ẩm ướt
  • Bụi trong nhà, lông thú cưng, phấn hoa và nấm mốc
  • Dị ứng thực phẩm: sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành hoặc lúa mì
  • Thay đổi nội tiết tố – phụ nữ có thể thấy các triệu chứng của viêm da cơ địa xuất hiện nhiều hơn trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai
  • Nhiễm trùng da

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Cách trị viêm da cơ địa ở người lớn

Mục tiêu chính của việc điều trị viêm da cơ địa là loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và hạn chế các triệu chứng khác xuất hiện trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp rất nhẹ, các cách trị viêm da cơ địa sau đây có thể kiểm soát được mức độ của bệnh:

Làm dịu các triệu chứng đối với tình trạng viêm da nhẹ

  • Tránh các nguồn có khả năng gây kích ứng
  • Sử dụng chất làm mềm da như dầu tắm đặc biệt và chất làm ẩm.

Sử dụng thuốc kê toa đối với tình trạng trung bình và nặng

Nếu tình trạng viêm da cơ địa ở mức nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế da liễu để nhận được từ tư vấn từ bác sĩ tốt hơn. Đối với những trường hợp viêm da nghiêm trọng việc dùng thuốc trị viêm da cơ địa là cần thiết:

  • Sử dụng thuốc mỡ corticosteroid được bán theo đơn, có thể làm giảm ngứa và mẩn đỏ. Tuy nhiên người dùng cần hết sức cẩn thận vì thuốc bôi viêm da cơ địa corticosteroid có thể khiến da trở nên mỏng, sọc da, mất sắc tố da, gây mụn,…
  • Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa và tăng cảm giác buồn ngủ nên có thể giúp bạn hạn chế các triệu chứng viêm da cơ địa vê đêm.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm da cơ địa có thể cần dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để điều trị. Da bị rạn và tổn thương làm tăng khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm (nấm men). Một loại vi khuẩn phổ biến (Staphylococcus aureus) tạo ra các lớp vảy màu vàng hoặc các nốt đầy mủ. Nếu bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh

Cách trị viêm da cơ địa ở người lớn

  • Tacrolimus – Thuốc mỡ chữa viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn cho cả vùng da nhạy cảm: mặt, mí mắt,… Không gây teo da, mỏng da, nhiễm trùng thứ phát & cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Thuốc mỡ Tacrolimus: Thuốc ức chế Calcineurin được chỉ định điều trị bệnh chàm thể tạng (viêm da cơ địa). Thuốc còn được chỉ định điều trị những bệnh ngoài da có liên quan đến yếu tố miễn dịch, bao gồm: chàm bàn tay, chàm da tiếp xúc, viêm da mí mắt,…
  • Liều dùng chỉ định:
  • Người lớn: Thuốc mỡ Tacrolimus 0.03% và 0.1%.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Thuốc mỡ Tacrolimus 0.03%

Cách dùng Tacrolimus trị viêm da cơ địa: Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ tacrolimus lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày và xoa đều. Việc điều trị nên được tiếp tục thêm 1 tuần sau khi hết dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Thuốc mỡ Tacrolimus có thể dùng trên bất cứ thành phần nào của cơ thể, kể cả ở mặt, cổ và các vùng nếp gấp, ngoại trừ trên niêm mạc. Không nên bôi thuốc trên phần da bị bịt kín.

Xem thêm: 

Cách ngăn ngừa cơn bùng phát của bệnh viêm da cơ địa

Một số cách có thể giúp người bị viêm da cơ địa giảm bớt sự phát triển của các triệu chứng:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên (ít nhất hai lần một ngày) ngay cả khi không có triệu chứng. Thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm sau khi tắm sẽ giúp da không bị khô căng.
  • Thêm tinh dầu thảo dược vào nước tắm cũng sẽ giúp giữ ẩm cho làn da khô.
  • Mặc quần áo bằng vải cotton hoặc cotton nguyên chất thay vì len hoặc sợi tổng hợp.
  • Không sử dụng xà phòng có hương liệu hoặc tính tẩy mạnh. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm.
  • Nên sử dụng nước thường hoặc nước ấm, không dùng nước quá nóng để tắm
  • Sau khi tắm nên dùng khăn chạm nhẹ để hút nước trên da, không nên dùng khăn mềm chà xát da để làm khô da.
  • Tránh chất tẩy và chất làm mềm vải khi giặt quần áo vì chúng có thể gây kích ứng da

Những điều cần lưu ý khi bị viêm da cơ địa

  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như đậu phộng, trứng, hải sản, sữa, đậu nành và sô cô la.
  • Nên tránh sử dụng trực tiếp các chất khử trùng và dung môi hóa học
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào mùa đông và mùa hè
  • Có thể dùng băng quấn hoặc đeo găng tay để ngăn gãi vào ban đêm.
  • Nên cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương do gãi ngứa
  • Không tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi, hóa chất tẩy rửa mạnh, cồn,…
  • Giữ tay sạch và hạn chế gãi vào vùng da bị viêm
  • Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Che chắn, bảo vệ da khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Các triệu chứng của viêm da cơ địa có thể được kiểm soát nếu tuân thủ đúng liệu trình điều trị và hướng dẫn chăm sóc da của chuyên gia da liễu. Người bệnh cần kiên nhẫn và duy trì các thói quen sống khoa học để da nhanh hồi phục và ngăn chặn được các cơn bùng phát trong tương lai.

Xem thêm:


Nguồn tham khảo: 

Atopic dermatitis (eczema)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptomscauses/syc-20353273

Atopic dermatitis

https://en.wikipedia.org/wiki/Atopic_dermatitis

Treatment – Atopic eczema

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/treatment/

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *