Chàm da tiếp xúc có nguy hiểm không?
Chàm da tiếp xúc là căn bệnh dễ bộc phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh làm cho người mắc cảm thấy ngứa ngáy, da bong tróc, gây khó chịu. Vậy chàm da tiếp xúc có nguy hiểm không? Làm cách nào để hạn chế các triệu chứng của bệnh? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân và những lưu ý khi điều trị chàm da nhé!
Chàm da tiếp xúc là gì?
Chàm da tiếp xúc một trong các bệnh da liễu thường gặp phổ biến bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, có thể tái phát nhiều lần. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như thương tổn da, khô, bong tróc, nổi mụn, phát ban…
Chàm da tiếp xúc đều không lây nhiễm hoặc đe dọa tính mạng nhưng có thể khiến bạn khó chịu và ngứa ngáy kéo dài. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng, nhiễm trùng nếu bạn gãi liên tục vào vùng da bị bệnh.
Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh, chàm da tiếp xúc có hai loại: kích ứng và dị ứng. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kỳ vùng nào trên cơ thể như mặt, mí mắt, bàn tay, bàn chân, vùng kín.
Để điều trị chàm da tiếp xúc, bạn cần xác định và tránh những nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bạn có thể tránh được những yếu tố kích ứng, các triệu chứng sẽ tự khỏi sau 2 – 4 tuần. Ngoài ra, bạn có thể tự làm dịu da bằng cách chườm mát, băng ướt, thoa kem chống ngứa và một số biện pháp tự chăm sóc khác.
Nguyên nhân gây chàm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Nguyên nhân hình thành bệnh do da tiếp xúc với chất gây ra tình trạng dị ứng, kích hoạt phản ứng miễn dịch trên da như:
- Đồ trang sức làm từ niken hoặc vàng.
- Thuốc: Các loại kem kháng sinh hoặc thuốc sử dụng ngoài
- Balsam: Một chất thường có trong nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng và hương liệu.
- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân: sữa tắm, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, sơn móng tay…
- Những loại cây có chứa chất dị ứng cao urushiol như cây thường xuân, sồi độc.
- Phấn hoa cỏ, phấn hương
- Thuốc diệt côn trùng
- Nước hoa hoặc hóa chất trong mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da bị tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Chàm da tiếp xúc kích ứng: Nguyên nhân hình thành bệnh do tiếp xúc với những chất làm kích ứng da, làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài như:
- Dung môi
- Cồn xoa bóp
- Thuốc tẩy và chất tẩy rửa
- Dầu gội đầu, thuốc uốn tóc
- Mùn cưa hoặc bụi len
- Các loại cây có khả năng kích ứng da như ớt
- Phân bón, thuốc trừ sâu, bình xịt hơi cay…
Ngoài ra, một số nghề nghiệp có nguy cơ cao bị mắc chàm da tiếp xúc do môi trường làm việc ảnh hưởng như: nông dân, chuyên gia làm tóc – nails, công nhân hóa chất, công nhân xây dựng, đầu bếp, kỹ thuật viên, nhân viên y tế, thợ cơ khí…
Đa phần các trường hợp chàm da tiếp xúc sẽ tự khỏi và bạn không cần phải lo lắng khi bị chàm da phải làm sao. Tuy nhiên, khi gặp phải một số trường hợp sau, bạn cần thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ cách điều trị chàm da da mặt cho đúng cách:
- Chàm da ở vùng gần mắt, miệng, vùng kín.
- Diện tích chàm da lan rộng: Nếu không được điều trị kịp thời, phần tổn thương bị hở nặng, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, trở nặng hơn hoặc tái phát nhiều lần.
Cách điều trị chàm da tiếp xúc
Hầu hết các trường hợp chàm da tiếp xúc sẽ tự khỏi sau khi chất ảnh hưởng không còn tiếp xúc với da. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để điều trị viêm da cơ địa và giúp da phục hồi nhanh hơn:
- Tránh gãi, làm xước vùng da bị tổn thương: Điều này dễ khiến tổn thương sâu vào lớp biểu bì da, vết thương hở hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Làm sạch da bằng xà phòng nhẹ và nước ấm để loại bỏ các chất gây kích ứng da, vi khuẩn đang bám trên da, hạn chế bệnh trở nặng.
- Các sản phẩm điều trị chống ngứa, giảm phản ứng dị ứng có chứa chất calamine, corticoid, thuốc kháng sinh.
- Dùng kem steroid mạnh nếu bị chàm da dị ứng nặng.
- Sử dụng sản phẩm điều trị chàm da tiếp xúc.
Người bị chàm da có thể điều trị bằng kem bôi chứa thành phần Tacrolimus. Đây là thành phần có trong các sản phẩm điều trị viêm da cơ địa có khả năng ức chế miễn dịch tại chỗ, giúp da bớt bị mẩn ngứa và sưng tấy. Những lợi ích khi sử dụng thuốc Tacrolimus:
- Có thể sử dụng cho vùng da nhạy cảm: mặt, mí mắt,…
- Không gây teo da, mỏng da, nhiễm trùng thứ phát, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
- Dùng được cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi
- Điều trị duy trì và ngăn ngừa chàm da tái phát.
Những lưu ý khi điều trị chàm da
Để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh dùng các chất gây kích ứng và dị ứng
- Rửa sạch da: Thường xuyên rửa tay để tránh vi khuẩn xâm nhập làm vết thương nặng thêm
- Mặc quần áo hoặc găng tay bảo hộ, khẩu trang, kính và các vật dụng bảo vệ khác có thể che chắn, giúp bạn hạn chế tiếp xúc các chất gây kích ứng, dị ứng cho da
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm: làm dịu da, cải thiện tình trạng khô da do chàm da tiếp xúc làm ảnh hưởng và giữ cho da mềm mại
- Tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng, các loại cây có thể gây mẫn cảm với da
- Kiểm tra bất kỳ sản phẩm chăm sóc da trước khi dùng bằng cách bôi vào bàn tay. Nếu có bất kỳ dấu hiệu mẩn đỏ hoặc kích ứng thì không nên sử dụng.
Xem thêm bài viết:
- Viêm da cơ địa nên ăn và kiêng ăn gì?
- Bệnh viêm da cơ địa chữa được không?
- Viêm da cơ địa có lây không?
- Trị viêm da cơ địa cho trẻ
- Viêm da cơ địa ở chân
- Viêm da cơ địa ở tay
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/symptoms-causes/syc-20352742
Bài viết liên quan: