Viêm da cơ địa có lây không? Làm thế nào để phòng tránh

Viêm Da
viêm da cơ địa có lây không

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính trên da, tuy không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm da cơ địa có lây không? Đây cũng là vấn đề không ít bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân thắc mắc. Hãy cùng tham khảo thông tin và tìm câu trả lời thông qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Xác định được nguyên nhân gây viêm da cơ địa sẽ hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị viêm da cơ địa. Hiện nay, những nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được biết. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng sự xuất hiện của viêm da cơ địa có thể xuất phát từ một trong những yếu tố bên dưới, gồm:

  • Di truyền: bệnh viêm da cơ địa có thể được di truyền từ những thành viên trong gia đình, thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh. Để hạn chế bé bị viêm da cơ địa, nên cho trẻ thăm khám sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Da dễ bị kích ứng: với những ai sở hữu làn da nhạy cảm, cơ địa dễ kích ứng cũng tạo điều kiện cho sự hình thành viêm da, đặc biệt khi da tiếp xúc với những chất tẩy rửa, hóa chất, phấn hoa hay lông mèo,…da không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gây viêm da.
  • Da khô bẩm sinh: da thiếu ẩm, khiến làn da khô ráp, gây cảm giác ngứa ngáy, dễ kích ứng.
  • Nhiễm khuẩn: sự xâm nhập và tác động của một số loại vi khuẩn cũng gây viêm da cơ địa như Staphylococcus aureus (nhiễm tụ cầu vàng).
  • Dị ứng với thuốc, thực phẩm: một số loại thuốc hay thực phẩm sử dụng hằng ngày có thể chứa những thành phần kích ứng cho da, dẫn đến tình trạng viêm da.
  • Bệnh lý: một số bệnh lý sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố,…
  • Thời tiết: những ảnh hưởng của thời tiết có thể khiến da bạn không kịp thích ứng đặc biệt đối với những ai có làn da nhạy cảm.
  • Căng thẳng: cũng là một trong những yếu tố góp phần gây nên viêm da cơ địa nhưng không quá phổ biến.

Xem chi tiết: Giảm triệu chứng viêm da cơ da cơ địa bằng 7 liệu pháp tự nhiên

viêm da cơ địa có lây không

Các yếu tố gây bùng phát

Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, nên việc tái phát nhiều lần là không tránh khỏi. Khi bệnh bùng phát những biểu hiện có thể trầm trọng hơn ban đầu. Một số yếu tố có thể làm gia tăng khả năng bùng phát bệnh như:

  • Môi trường sống: một trong những tác nhân khiến bệnh dễ bùng phát, nếu môi trường sống ô nhiễm, ẩm mốc, không thông thoáng, sạch sẽ, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng.
  • Điều trị không dứt điểm: vì là bệnh mạn tính nên viêm da cơ địa yêu cầu người bệnh cần kiên trì điều trị và theo sát lộ trình của các bác sĩ đưa ra. Nếu không tuân thủ đúng có thể khiến bệnh tái phát và khó điều trị.
  • Tiếp xúc với hóa chất: hóa chất có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với những ai đã mắc bệnh viêm da cơ địa.
  • Lối sống không lành mạnh: thường xuyên sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tình trạng căng thẳng, có thể khiến cơ thể suy yếu, giảm chức năng gan, từ đó tạo điều kiện cho những tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập dễ dàng.

Viêm da cơ địa có lây không

Viêm da cơ địa có lây không? Đây là một bệnh lý về da và không có khả năng lây lan. Dù thuộc loại viêm da cơ địa nào, bạn cũng không có khả năng bị lây bệnh từ ai đó và nếu bạn mắc bệnh, bạn cũng không thể lây nó sang cho người khác.

Một lý do khiến mọi người có thể tự hỏi liệu rằng bệnh có lây không, chính là vì hầu hết các loại bệnh viêm da cơ địa có xu hướng lây lan trong gia đình. Nếu cha mẹ mắc bệnh này, nhiều khả năng con họ cũng sẽ mắc bệnh. Mặc dù bệnh viêm da cơ địa ở tay rất phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, như chính xác tại sao nó lại xảy ra.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa thường bùng phát thành đợt và tự thuyên giảm, đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên gãi nhiều vào vùng bị kích ứng với móng tay dài gây trầy xước hoặc không vệ sinh cẩn thận, có thể gây nhiễm trùng da. Vết thương có thể bị nhiễm trùng, khiến da bị tổn thương dài hạn và để lại sẹo. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở vùng da gần mắt cũng có thể gây nhiều phiền phức cho người bệnh khi phải gãi nhiều, có thể để lại vết thâm, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Thậm chí, bệnh còn có thể khiến người bệnh chảy nước mắt liên tục do nhiễm trùng, kéo theo các biến chứng như viêm mí mắt và viêm kết mạc. Trong trường hợp này, cần phải đến thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín kịp thời để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để phòng tránh viêm da cơ địa

Sau khi điều trị bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, dưới đây là một số cách giúp bạn phòng tránh bệnh viêm da tái phát.

  • Luôn làm sạch làn da, hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với những thành phần hóa chất, chất tẩy rửa mạnh vì dễ gây kích ứng da, khiến bệnh tái phát.
  • Dưỡng ẩm cho làn da 2 ngày/ lần bằng những loại kem dưỡng, mỡ hoặc dung dịch để dưỡng ẩm.
  • Không ngâm mình quá lâu dưới nước, rút ngắn thời gian tắm khoảng 10 – 15 phút, sử dụng nước ấm thay vì dùng nước nóng.
  • Chọn sản phẩm cho da có tính chất dịu nhẹ, hạn chế sử dụng những sản phẩm khử mùi hay có tính khử khuẩn vì chúng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da gây tình trạng khô da.
  • Sử dụng khăn mềm lau khô sau khi tắm, nếu có thể hãy dưỡng ẩm cho da khi da còn đang ẩm.
  • Ngoài việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và hạn chế tiếp xúc với chúng, bạn cũng nên chú ý đến việc sản sinh nhiều mồ hôi, sử dụng chất tẩy rửa, môi trường nhiều bụi, căng thẳng kéo dài… Những yếu tố này cũng có thể khiến bệnh chuyển biến xấu. Thêm vào đó, một số thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành, lúa mì cũng có thể gây dị ứng ở trẻ.

Làm thế nào để phòng tránh viêm da cơ địa

Bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc “viêm da cơ địa có lây không?” và đồng thời cũng đưa một số lời khuyên giúp bạn ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính nên yêu cầu người bệnh có tính kiên nhẫn trong quá trình điều trị để đạt được kết quả như mong muốn. Vì thế, hãy lắng nghe và thực hiện theo lời chỉ dẫn của các bác sĩ.

Xem thêm bài viết: 

Nguồn tham khảo: 

Eczema Causes and Triggers

https://nationaleczema.org/eczema/causes-and-triggers-of-eczema/

Is Eczema Contagious?

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/is-eczemacontagious  

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *