Viêm da cơ địa có chữa được không?

Viêm Da
thuốc tacrolimus

Viêm da cơ địa có không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh viêm da cơ địa có chữa được không? Khi mắc bệnh cần lưu ý những gì để không bị tái phát? Viêm da cơ địa có lây không?

I. Biểu hiện của viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa (eczema) là tình trạng khiến da ửng đỏ và ngứa. Biểu hiện của viêm da cơ địa tùy vào độ tuổi, thể trạng từng người nhưng vẫn có các dấu hiệu chung như:

  • Khô da
  • Da đóng vảy
  • Xuất hiện mảng đỏ hoặc nâu xám ở tay, chân, cổ, ngực, mi mắt, mặt, da đầu.
  • Ngứa ngáy có thể cản trở giấc ngủ và sẽ nặng hơn khi gãi.
  • Nhiễm trùng da.
  • mụn nước nhỏ, khi vỡ có dịch chảy.

viêm da cơ địa có chữa được không

Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn thường tái phát sau đó biến mất trong thời gian dài hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, khi thấy có những triệu chứng sau bạn cần nên thăm khám:

  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ, sốt cao.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng da với vảy tiết màu vàng.
  • Triệu chứng xuất hiện dai dẳng.

II. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, trong gia đình từng có người mắc bệnh hoặc mắc các bệnh dị ứng về da cũng có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau.

viêm da cơ địa có chữa được không

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến bệnh tái phát hoặc dễ mắc phải như: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng như:

  • Xà phòng
  • Chất tẩy rửa
  • Phấn hoa
  • Côn trùng, lông động vật
  • Khói bụi từ môi trường xung quanh
  • Mặc quần áo bó sát cơ thể thường xuyên…

Hoặc những ai khá nhạy cảm khi khí hậu thay đổi bất thường, thời tiết hanh khô cũng rất dễ bị viêm da cơ địa ở người lớn.

III. Viêm da cơ địa có chữa được không?

Hiện nay, bệnh viêm da cơ địa ở người lớn chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm nào. Đa phần những phương pháp điều trị hiện tại chỉ ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc giảm các triệu chứng bệnh gây ra. Điều quan trọng cần lưu ý là nên điều trị viêm da cơ địa sớm cũng như thăm khám bác sĩ để kiểm soát bệnh tái phát.

1. Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà

Khi mắc viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn, ngoài việc dùng kem dưỡng ẩm và các biện pháp tự điều trị viêm da cơ địa tại nhà như:

  • Tắm nước ấm
  • Chú ý lau khô người bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
  • Mặt vải cotton hoặc vải mềm, tránh các loại vải khô ráp, quần áo bó sát.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không nên dùng những loại khử mùi và khử khuẩn quá mạnh (làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da).
  • Tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

2. Trị viêm da cơ địa bằng thuốc

Ngoài ra những cách trị tại nhà đã nêu ở trên, tùy vào thể trạng và độ tuổi từng người bác sĩ sẽ chỉ định dùng các biện pháp khác như:

Thuốc mỡ và kem bôi corticosteroid: Đây là những loại thuốc chống viêm và làm giảm các triệu chứng như viêm và ngứa của bệnh chàm. Thuốc bôi viêm da cơ địa có chứa Corticoid được bác sĩ khuyên dùng sau bước dưỡng ẩm để giảm ngứa. Trường hợp bệnh viêm da cơ địa nặng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc corticosteroid bằng đường uống.

viêm da cơ địa có chữa được không

  • Corticosteroid toàn thân: Nếu điều trị tại chỗ không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa corticosteroid toàn thân dạng tiêm hoặc viên uống. Người bệnh chỉ nên sử dụng chúng trong thời gian ngắn và ngừng sử dụng khi xuất hiện các triệu chứng xấu.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bệnh viêm da cơ địa có dấu hiệu nhiễm trùng do nấm và virus.
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, giảm nứt nẻ và bong tróc da. Thuốc kháng histamin giảm các phản ứng dị ứng của cơ thể, ngăn tình trạng ngứa và tái phát viêm da cơ địa. Nhóm thuốc này cần được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Đây là nhóm thuốc bôi tại chỗ để điều trị viêm da cơ địa, giảm ngứa, ngăn ngừa tái phát. Thuốc ức chế calcineurin bao gồm 3 hoạt chất: Tacrolimus, Cyclosporin, và Pimecrolimus có tác dụng chống viêm hiệu quả.
  • Quang trị liệu: Giải pháp này được áp dụng cho những ai không đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc tần suất phát bệnh cao, dai dẳng. Phương pháp chỉ đơn giản là cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, laser để điều trị bệnh viêm da cơ địa.

IV. Viêm da cơ địa có phòng tránh được không?

Dù đã kết thúc điều trị, người từng bị viêm da cơ địa vẫn có nguy cơ bị tái phát. Để hạn chế khả năng tái phát của viêm da cơ địa, bạn cần lưu ý:

  • Giữ sạch da: Làm sạch làn da, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh vì dễ gây kích ứng da, khiến bệnh tái phát.
  • Dưỡng ẩm da: Sử dụng các loại kem dưỡng, mỡ hoặc dung dịch dưỡng ẩm 2 lần/ ngày cho da.
  • Lưu ý khi tắm: Không ngâm mình quá lâu dưới nước, rút ngắn thời gian tắm từ 10 – 15 phút, sử dụng nước ấm thay vì dùng nước nóng. Sử dụng khăn lau mềm mại.
  • Sản phẩm cho da: Chọn sản phẩm dịu nhẹ, hạn chế sử dụng những sản phẩm khử mùi, khử khuẩn.

Ngoài việc bạn cũng nên chú ý đến việc sản sinh nhiều mồ hôi, khói bụi và tình trạng căng thẳng kéo dài… Những yếu tố này cũng có thể khiến bệnh chuyển biến xấu. Thêm vào đó, một số thực phẩm như trứng, sữa, đậu nành, lúa mì cũng có thể gây dị ứng ở trẻ.

Xem thêm bài viết: 


Nguồn tham khảo:

What to know about eczema

https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417#treatments

Eczema (atopic dermatitis)

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/eczema-atopicdermatitis

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *