Tẩy tế bào chết cho da mặt thế nào cho đúng?
Muốn quy trình dưỡng da đạt được hiệu quả cao nhất thì tẩy tế bào chết cho da mặt là một bước bạn không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tại sao phải tẩy tế bào chết cho da mặt và làm thế nào để thực hiện đúng cách. Cùng tham khảo bài viết sau để có những thông tin hữu ích bạn nhé!
Tẩy tế bào chết cho da mặt là gì?
Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi dày đặc, việc làm sạch da bằng sữa rửa mặt và tẩy trang hằng ngày là chưa đủ. Giải pháp để làn da của bạn được cải thiện tốt hơn lúc này chính là phương pháp tẩy tế bào chết.
Quá trình thay da tự nhiên xảy ra mỗi 30 ngày hoặc lâu hơn. Lúc này lớp ngoài cùng (tầng sừng) của da sẽ bong ra các tế bào chết và thay thế chúng bằng những tế bào mới. Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ những tế bào đã lão hóa trên bề mặt của da. Lúc này, nhờ có tác động từ bên ngoài, lớp da chết sần sùi sẽ được lấy đi, giúp da sáng hơn và mịn màng hơn.
Tại sao phải tẩy tế bào chết cho da mặt?
Tẩy tế bào chết là bước quan trọng và cần thiết trong quá trình chăm sóc da. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ mang đến cho làn da những thay đổi bất ngờ.
- Ngăn ngừa mụn: Tẩy tế bào chết sẽ cuốn hết bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông do môi trường, ngăn không mụn có cơ hội xuất hiện.
- Làm chậm quá trình lão hóa: từ sau 25 tuổi, quá trình da tự loại bỏ tế bào chết sẽ diễn ra mạnh mẽ, ngược lại chu kỳ tái tạo da sẽ diễn ra chậm hơn. Các mảnh vụn do tế bào chết nếu không được loại bỏ sẽ tạo thành một lớp dày khiến da trông sần sùi và không đều màu. Tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ giúp làn da bạn trông trẻ và khỏe khoắn hơn.
- Hấp thụ các dưỡng chất vào da tốt hơn: Lớp da chết không được lấy đi sẽ tạo thành một lớp màng cản trở các dưỡng chất khác thẩm thấu. Chính vì thế, khi bạn thường xuyên làm sạch cho da bằng cách tẩy tế bào chết, lớp sừng sẽ mềm mịn, lỗ chân lông thông thoáng, các dưỡng chất sẽ dễ dàng vào sâu trong da.
- Làm sáng da và mờ thâm: Có thể bạn không biết rằng tế bào da chết chính là một trong những nguyên nhân khiến da bạn trông xỉn màu, kém tươi tắn. Tẩy tế bào chết đều đặn mỗi tuần sẽ kích thích làn da sản sinh tế bào da mới. Từ đó giúp cho làn da trở nên căng mướt hơn, các đốm thâm do mụn để lại cũng mờ dần.
- Kích thích sản sinh collagen: Tẩy tế bào chết cho da mặt sẽ làm thông thoáng các lỗ chân lông, kích thích giúp quá trình tổng hợp collagen để cải thiện kết cấu cho da, đồng thời giảm các nếp nhăn, giúp da sáng mịn và hồng hào hơn.
Bao lâu cần tẩy tế bào chết cho da mặt?
Nên thực hiện tẩy tế bào chết từ 2 – 3 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào loại da. Đối với những làn da nhạy cảm hoặc có vấn đề về mụn và viêm nặng thì bạn có thể thực hiện mỗi tuần 1 lần và sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ cho da. Nên thực hiện bước tẩy tế bào chết vào buổi tối. Bởi vì lúc này da của bạn sẽ ở trong trạng thái dễ dàng hấp thụ dưỡng chất nhất. Đây cũng là một cách giúp các sản phẩm đặc trị hoạt động hiệu quả.
Cách tẩy tế bào chết hiệu quả
1.
Tẩy tế bào chết hóa học
Hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học, là phương pháp sử dụng hạt scrub hoặc gel ma sát lên trên da bằng cách thực hiện các thao tác massage để đẩy các tế bào chết, bụi bẩn ra ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ tác động trên bề mặt da không thẩm thấu vào sâu trong. Thành phần của các sản phẩm tẩy da chết vật lý chủ yếu chiết xuất từ tự nhiên. Hiện nay, trên thị trường có 2 dạng tẩy da chết vật lý phổ biến nhất là: Scrub và Peeling Gel.
Vậy những loại da nào thích hợp để thực hiện tẩy tế bào chết vật lý?
- Dạng Scrub (dạng hạt): Phù hợp với làn da khỏe mạnh da thường, da dầu và hỗn hợp thiên dầu không có vết thương hở hoặc vết xước.
- Dạng Peeling Gel (dạng lột): Tác động nhẹ nhàng phù hợp với da nhạy cảm, da bị mụn, da dầu và da khô.
2. Tẩy tế bào chết hóa học
Để khắc phục những yếu điểm của tẩy tế bào chết vật lý, tẩy tế bào chết hóa học ra đời. Hiện nay, có 3 loại tẩy tế bào chết hóa học thường xuất hiện trong các sản phẩm là:
- AHA: là loại axit có khả năng hòa tan được trong nước, thích hợp cho những làn da khô, bị tăng sắc tố do ánh nắng mặt trời, dẫn đến sạm nám và da sần sùi. Giúp cải thiện độ sáng và trả lại cho bạn một làn da mịn màng, khỏe mạnh.
- BHA: là axit có thể len lỏi và làm sạch bã nhờn sâu trong lỗ chân lông. BHA phù hợp với những bạn da dầu và chữa trị các vấn đề liên quan đến lỗ chân lông như: Trị mụn đầu đen, đầu trắng và kiểm soát lượng dầu dư thừa.
- Retinol: là một dạng vitamin A được mọi người sử dụng để chăm sóc da. Đây là một chất tẩy tế bào chết hóa học mạnh mẽ mà dành cho những ai đang bị mụn trứng cá. Retinol có thể gây viêm vì vậy những người bị bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc bệnh rosacea cần tránh sử dụng.
Chăm sóc da mặt sau khi tẩy tế bào chết
Việc tẩy tế bào chết cho da mặt sẽ gây ra những tổn thương nhất định. Vậy nên, bạn cần lưu ý một vài điểm sau để chăm sóc da tốt hơn:
- Tránh tẩy tế bào chết cho vùng da bị tổn thương hoặc cháy nắng
- Nên thử sản phẩm tẩy tế bào chết mới mua trên một vùng da nhỏ để xem sản phẩm có kích ứng với làn da hay không.
- Dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da.
- Nên tẩy da chết trước khi cạo hoặc sử dụng các phương pháp tẩy lông khác. Điều này giúp ngăn ngừa tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tránh tẩy tế bào chết vào buổi sáng vì chúng sẽ làm cho làn da nhạy cảm ơn với ánh nắng và tia cực tím.
Nguồn tham khảo:
How to Remove Dead Skin from Your Face
https://www.healthline.com/health/remove-dead-skin-from-face
4 Easy-to-Make Homemade Facial Scrubs
Bài viết liên quan: