Thuốc trị viêm da cơ địa có những loại nào?
Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tình trạng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn vào thời tiết hanh khô với những triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát… Vậy phải làm gì khi viêm da cơ địa tái phát? Cùng theo dõi bài viết sau để biết thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả nhé!
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (chàm da) là tình trạng da bị viêm, mẩn đỏ, bong tróc da, phát ban kèm theo ngứa ngáy. Hầu hết những người bị viêm da cơ địa có ít nhất một trong các bệnh lý khác như sốt cỏ khô, hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng thực phẩm. Các vị trí của bệnh thường là viêm da cơ địa ở tay hoặc viêm da cơ địa ở chân.
Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa vẫn chưa được biết nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến di truyền, lớp bảo vệ da bị tổn thương, yếu tố môi trường ảnh hưởng và hệ thống miễn dịch cơ thể.
Hiện nay, chưa có thuốc trị viêm da cơ địa dứt điểm. Các phương pháp điều trị chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh chàm bao gồm:
- Các yếu tố khiến da khô, dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng
- Yếu tố di truyền: viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái
- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng viêm không mong muốn trên da.
Bên cạnh đó, một số các tác nhân khác có thể làm cho viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn như:
- Chất gây kích ứng: xà phòng bao gồm dầu gội đầu, nước giặt xả và chất tẩy rửa.
- Các yếu tố môi trường như thời tiết lạnh và khô, ẩm ướt
- Bụi trong nhà, lông thú cưng, phấn hoa và nấm mốc
- Dị ứng thực phẩm: sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành hoặc lúa mì
- Thay đổi nội tiết tố – phụ nữ có thể thấy các triệu chứng của viêm da cơ địa xuất hiện nhiều hơn trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai
- Nhiễm trùng da
Các loại thuốc trị viêm da cơ địa
1. Thuốc mỡ bôi ngoài
Đây là một trong những thuốc bôi viêm da cơ địa phổ biến được nhiều người sử dụng. Bác sĩ có thể chỉ định người mắc bệnh dùng kem hoặc thuốc mỡ có chứa corticosteroid bôi trực tiếp lên da, sau khi bạn dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thuốc bôi viêm da cơ địa có chứa thành phần này trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ như:
- Tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể
- Mặt bị sưng to, phù nề do giữ nước
- Lượng đường trong máu tăng
- Cơ thể giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng (do vi khuẩn, virus…)
- Bị loãng xương
- Da mỏng hơn, dễ bầm tím, vết thương lâu lành
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, yếu cơ…
Một nhóm thuốc bôi mới được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa là nhóm ức chế calcineurin, mà điển hình là hoạt chất Tacrolimus. Cơ chế tác động của Tacrolimus là ức chế miễn dịch tại chỗ, giảm phản ứng viêm.
Thành phần Tacrolimus được sử dụng trong sản phẩm thuốc mỡ ngoài da với các đặc điểm sau:
+ Có thể dùng trên bất cứ phần nào của cơ thể, kể cả ở mặt, cổ và các vùng nếp gấp, ngoại trừ trên niêm mạc.
+ Có tác dụng điều trị viêm da trên cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi (khi sử dụng ở hàm lượng thấp)
+ Không gây kích ứng các vùng da nhạy cảm: mặt, mí mắt…
+ Ít gây tác dụng phụ toàn thân
+ Không gây teo da, mỏng da, nhiễm trùng thứ phát
Bạn nên áp dụng theo chỉ dẫn và sử dụng sau khi dưỡng ẩm, đặc biệt bạn nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng quá gắt khi dùng sản phẩm này lên da. Tuy nhiên, đây là sản phẩm kê đơn nên bạn cần nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Thuốc kháng sinh
Thuốc trị viêm da cơ địa bằng kem bôi kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định nếu như da bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vết loét hở hoặc vết nứt. Mặt khác, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn nên dùng thuốc kháng sinh uống trong một thời gian ngắn. Cụ thể như những loại thuốc cephalexin hoặc dicloxacillin để điều trị nhiễm trùng nếu tình trạng vết thương trở nặng.
Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị một số triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra. Chẳng hạn loại thuốc kháng histamin như diphenhydramine có thể giảm ngứa. Bởi thuốc có thành phần hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn, được sử dụng cho những người bị viêm da cơ địa có một giấc ngủ ngon hơn.
3. Thuốc kháng viêm
Đối với những trường hợp bệnh viêm da cơ địa nặng, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống – chẳng hạn như prednisone. Những loại thuốc viêm da cơ địa này tuy mang lại hiệu quả cao nhưng không thể sử dụng lâu dài vì chúng có tác dụng phụ khá nghiêm trọng.
Một số thuốc mới do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt như thuốc tiêm Dupilumab sẽ được bác sĩ chỉ định dùng. Bởi đây là loại thuốc chỉ được điều trị đối với những người không đáp ứng với các phương pháp khác. Đây là một loại thuốc mới nên không có hồ sơ theo dõi lâu dài về tác dụng phụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc có tính an toàn nếu được sử dụng theo chỉ dẫn.
Các cách trị trị viêm da cơ địa khác
1. Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp này được sử dụng cho những người không có dấu hiệu giảm bệnh khi áp dụng nhiều biện pháp hoặc bị tái phát bệnh liên tục. Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) được điều trị bằng cách cho da tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo có kiểm soát. Đối với những loại ánh sáng tia cực tím nhân tạo A (UVA) và tia cực tím B (UVB) sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc trị viêm da cơ địa.
Dù mang lại hiệu quả cao nhưng liệu pháp ánh sáng trong thời gian dài có những tác hại như lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, liệu pháp quang trị liệu này các bác sĩ ít chỉ định cho trẻ nhỏ và không được dùng cho trẻ sơ sinh.
2. Sử dụng băng ướt
Băng ướt là phương pháp điều trị hiệu quả để điều trị bệnh viêm da cơ địa nặng, bị tổn thương lan rộng. Đây là liệu pháp có thể giảm các triệu chứng trong vài giờ đến vài ngày. Biện pháp này được thực hiện bằng cách quấn vùng da bị tổn thương bằng băng ướt sau khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa corticosteroid. Các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện biện pháp trong bệnh viện bởi những điều dưỡng có kinh nghiệm chuyên môn.
Những điều cần lưu ý khi bị viêm da cơ địa
- Tránh các loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như đậu phộng, trứng, hải sản, sữa, đậu nành và sô cô la.
- Nên tránh sử dụng trực tiếp các chất khử trùng và dung môi hóa học
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào mùa đông và mùa hè
- Có thể dùng băng quấn hoặc đeo găng tay để ngăn gãi vào ban đêm.
- Nên cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương do gãi ngứa
- Không tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi, hóa chất tẩy rửa mạnh, cồn,…
- Giữ tay sạch và hạn chế gãi vào vùng da bị viêm
- Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
- Che chắn, bảo vệ da khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Xem thêm bài viết:
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
- Viêm da cơ địa nên ăn và kiêng ăn gì?
- Bệnh viêm da cơ địa chữa được không?
- Viêm da cơ địa có lây không?
- Trị viêm da cơ địa cho trẻ
Nguồn tham khảo:
Bài viết liên quan: