Tại sao da bị nhiễm corticoid? Cách nhận biết và điều trị

Viêm Da Tin tức
chàm da

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm làm đẹp nhưng nếu lựa chọn các sản phẩm không đúng cách có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho làn da. Đặc biệt đối với những loại mỹ phẩm có chứa corticoid khiến da mọc mụn, ngứa ngáy thậm chí gây những bệnh về da nghiêm trọng hơn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thành phần này cũng như cách điều trị da bị nhiễm corticoid hiệu quả.

Corticoid là gì?

Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc được sử dụng để kháng viêm ở nhiều vùng trên cơ thể của nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị làm giảm sưng, đỏ, ngứa, dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề khác của da. Ngoài ra, thành phần này còn được các bác sĩ dùng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm khớp. Trên thị trường hiện nay, thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng như viên uống, tiêm trực tiếp, hít qua miệng, xịt qua mũi, dạng dung dịch, kem, thuốc mỡ, gel để bôi ngoài da…

da bị nhiễm corticoid

Corticoid như “con dao hai lưỡi” có thể gây cảm giác nóng rát, hoặc châm chích ở vùng da bôi thuốc. Tuy nhiên, khi da đã quen với hoạt chất này thì cảm giác sẽ giảm bớt và dần biến mất. Corticoid cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn dùng sai liều lượng, nồng độ trong một thời gian dài.
Một số tác dụng phụ có thể kể đến khi sử dụng corticoid là:

  • Vùng nhiễm trùng da bị lan rộng
  • Viêm nang lông
  • Mỏng da, vùng da bị bệnh dễ tổn thương hơn
  • Xuất hiện các vết rạn da và có khả năng tồn tại vĩnh viễn
  • Da bị kích ứng do phản ứng với corticosteroid
  • Mụn trứng cá hoặc tình trạng mụn trở nên tồi tệ
  • Bệnh Rosacea – một tình trạng khiến da mặt ửng đỏ
  • Thay đổi màu da, điều này thường dễ nhận thấy ở những người có da sẫm màu
  • Lông mọc quá nhiều trên vùng da được điều trị

Vì sao da bị nhiễm corticoid?

Theo các nhà nghiên cứu, corticoid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, ngộ độc và ức chế hệ miễn dịch. Hoạt chất này còn dùng để điều trị mụn viêm, mụn mủ, cải thiện tuyến bã nhờn, giảm dầu nhờn trên da. Tuy nhiên, corticoid cũng có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt khiến da bị nhiễm độc corticoid nếu sử dụng sai nồng độ, sai cách khi dùng mỹ phẩm không phù hợp.

Hiện tượng da bị nhiễm corticoid phổ biến ở nhiều người, nhất là những ai sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoạt chất corticoid có tác dụng làm sáng da, mờ thâm nám và tàn nhang trong thời gian ngắn. Kết quả làm đẹp nhanh chóng nhờ corticoid có trong mỹ phẩm nhưng hiệu quả ấy cũng sẽ biến mất rất nhanh. Người dùng sẽ nhận ra tác dụng phụ trong vài ngày nếu ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid.

Thông thường, liều lượng hoạt chất corticoid có trong thuốc, sản phẩm chăm sóc da được kiểm soát chặt chẽ và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da, mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc chứa hàm lượng hoạt chất cao khiến da bị nhiễm độc corticoid, viêm nhiễm, hư hại nghiêm trọng.

da bị nhiễm corticoid

Khi da mặt bị nhiễm corticoid sẽ có các triệu chứng như xung huyết gây nóng đỏ, nổi mụn li ti, da ửng đỏ, mao mạch giãn nở làm lộ rõ gân máu. Nếu tình trạng nặng hơn sẽ phát ban, gây cảm giác đau rát, châm chích, ngứa, bong tróc khiến người bị nhiễm độc nóng bừng khó chịu.
Việc tích tụ corticoid lâu dần gây ra các tổn thương, da sẽ bị mài mòn, nhiễm trùng, viêm nhiễm mãn tính khiến việc điều trị da bị nhiễm corticoid trở nên khó khăn hơn.

Dấu hiệu nhận biết da bị nhiễm corticoid

Mặc dù những dấu hiệu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nhưng việc da bị nhiễm corticoid có thể dễ dàng nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là da mẩn đỏ, bỏng rát và có cảm giác châm chích khó chịu. Ban đầu những dấu hiệu này có thể chỉ xuất hiện ở vùng da sử dụng corticoid, tuy nhiên về sau có thể lan sang những khu vực khác trên cơ thể.

Bên cạnh đó, da bị nhiễm corticoid có thể xuất hiện những tổn thương khác như:

  • Bề mặt da hơi sần
  • Nổi mụn li ti trên da
  • Xung huyết gây đỏ vùng da
  • Da nổi bong bóng, dễ bong tróc
  • Phát ban ngoài da (tương tự viêm da cơ địa: đau rát, ngứa ngáy, nóng bừng…)
  • Nếu nhiễm nặng có thể xuất hiện tình trạng mụn sưng viêm, mụn mủ, phù…

Da bị nhiễm corticoid càng nặng thì quá trình điều trị càng phức tạp và càng tốn nhiều thời gian để hồi phục. Chính vì thế, bạn cần theo dõi tình trạng của da để phát hiện ngay những dấu hiệu nghi ngờ. Khi có triệu chứng da bị nhiễm độc corticoid, người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc/ mỹ phẩm và nên thăm khám da liễu để được bác sĩ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng từng người.

da bị nhiễm corticoid

Cách chữa da bị nhiễm corticoid

Da bị nhiễm corticoid có thể cải thiện được nhưng mức độ phục hồi sẽ tùy thuộc vào tình trạng da của người mắc phải. Đặc biệt, khi da bị nhiễm độc ở mức độ 4,5 thì quá trình phục hồi như bình thường sẽ rất khó khăn.
Để điều trị da bị nhiễm corticoid, người bệnh cần phải cực kỳ kiên trì và sẽ chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm, thực hiện đúng quy trình của bác sĩ có chuyên môn tư vấn. Các bạn có thể áp dụng các cách chữa da bị nhiễm corticoid sau:

Giảm tần suất và ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid

Nguyên nhân gây da mặt bị nhiễm corticoid là do sử dụng những sản phẩm làm đẹp chứa hoạt chất này. Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên ngưng sử dụng mỹ phẩm có chứa chất này khi bạn chỉ vừa cảm nhận những dấu hiệu dị ứng khi bị nhiễm độc corticoid.

da bị nhiễm corticoid

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thời gian dài, da đã lệ thuộc vào hoạt chất, bạn cần có thời gian “cai nghiện’ bởi nếu ngừng sử dụng corticoid đột ngột, da sẽ phản ứng bị shock thậm chí dẫn đến hoại tử. Lúc này, bạn cần kiên nhẫn, hạ nồng độ hoặc giãn cách tần suất sử dụng theo từng ngày cho đến khi nhận thấy ổn thì có thể ngừng sử dụng.

Sử dụng mặt nạ thiên nhiên để thải độc

  • Nếu da bị nhiễm độc ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng những cách chữa da bị nhiễm corticoid tại nhà. Trong đó, đắp mặt nạ thiên nhiên để thải độc cho da là biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ. Cụ thể:
    Dùng mặt nạ trà xanh: trà xanh chứa nhiều hoạt chất polyphenol có tác dụng thải độc tố, loại bỏ triệt để bã nhờn và mụn ẩn. Với cách thực hiện đơn giản, chỉ cần 1 thìa bột trà xanh trộn đều với nửa hộp sữa chua không đường tạo thành hỗn hợp thoa lên mặt trong 15 phút. Mặt nạ bằng trà xanh giúp bạn cải thiện tình trạng da bị nhiễm độc corticoid hiệu quả.
  • Mặt nạ nghệ: với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, thải độc tố trên da, giúp da tái tạo nhanh sẽ giúp điều trị da bị nhiễm corticoid hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 2 thìa bột nghệ cùng nước trà xanh tạo thành hỗn hợp thoa và massage nhẹ ở mặt trong 20 phút sẽ giúp bạn giảm triệu chứng da bị nhiễm độc.

da bị nhiễm corticoid

  • Mặt nạ cà chua: với thành phần có thể thải độc tố, loại bỏ chất bã nhờn, tế bào chết trong da, cà chua sẽ giúp bạn trị da bị nhiễm độc corticoid nhẹ. Với một quả cà chua xay nhuyễn trộn 2 thìa mật ong sau đó đắp lên mặt trong 15 phút, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Mặt nạ khổ qua: ngoài việc chống viêm, hỗ trợ hình thành tế bào, cải thiện tổn thương, khổ qua còn có thể thải độc tố nhờ chất glycosid Momordicin đắng. Bạn có thể dùng bột khổ qua hoặc xay khổ qua tươi vắt nước trộn với mật ong tạo thành mặt nạ thoa lên mặt trong 15 – 20 phút để cải thiện tình hình làn da.

Sử dụng thuốc kê đơn để điều trị da bị nhiễm corticoid

Khi da mặt bị nhiễm corticoid ở mức độ 3 trở lên, việc tự điều trị bằng các cách tự nhiên không thực sự tác dụng, nếu có sẽ mất thời gian rất lâu. Thay vào đó, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám và xác định chính xác mức độ tổn thương trên da. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kết hợp các thuốc kê đơn để giảm thiểu và cải thiện tình trạng da bị nhiễm corticoid.

Bảo vệ da thật kỹ trong quá trình điều trị

Bảo vệ da là bước hỗ trợ điều trị cần thiết. Bởi trong khi chữa, da trở nên nhạy cảm và rất yếu, đặc biệt là những làn da bị nhiễm độc corticoid nặng có vết bong tróc, mụn nước. Nếu không cẩn thận và bảo vệ da thật kỹ, vi khuẩn sẽ xâm nhập khiến da nhiễm trùng. Điều này càng khiến vết thương lâu lành hoặc nặng hơn.Điều cơ bản nhất là rửa mặt sạch, luôn che chắn kỹ mỗi khi ra đường hoặc môi trường có nhiều bụi bẩn. Sản phẩm kem chống nắng, dưỡng da bác sĩ khuyên dùng là những loại dành riêng cho da nhạy cảm.

Lăn kim, peel da

Đây là hai phương pháp điều trị da bị nhiễm corticoid có mụn và phác đồ điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc của da.

Sử dụng công nghệ laser ánh sáng

Khi da bị nhiễm corticoid, việc dùng năng lượng laser có bước sóng từ 400 – 700nm & 800 – 1200nm sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm hoạt động tuyến bã nhờn giúp da phục hồi. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng da của bạn, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng.
Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý một số việc chăm sóc da tại nhà để giúp tránh những tác động tổn thương và phục hồi da nhanh hơn như:
Vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch, có thể dùng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa nhẹ, ít gây kích ứng, phù hợp da nhạy cảm.

Các bạn cần tránh chọn sản phẩm chứa thành phần camphor, menthol, sodium lauryl sulfate để chăm sóc da và tóc.

da bị nhiễm corticoid

  • Nên dùng sản phẩm dưỡng da, kem chống nắng có chỉ số SPF 30+, không hương liệu, dịu nhẹ, không có tính lột tẩy.
  • Hạn chế trang điểm: nên ngừng sử dụng bất kỳ mỹ phẩm nào trên da. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, bạn chỉ nên trang điểm lớp mỏng, dùng các sản phẩm dạng nhẹ, lỏng, tránh các loại chống nước hoặc đặc. Đặc biệt, tẩy trang và rửa mặt cẩn thận và sạch sẽ.
  • Hạn chế chạm tay hoặc chà xát vùng da đang bị viêm.
  • Tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc, nắng nóng, khô lạnh khiến da càng nặng đỏ, kích ứng da.
  • Hạn chế tối đa tác động ánh nắng mặt trời, stress có thể khiến tình trạng mụn do da bị nhiễm độc corticoid gây ra.
  • Kiểm tra lại các mỹ phẩm, thuốc bôi đang sử dụng: tình trạng viêm da sẽ trở nên nặng nề hơn nếu bạn tiếp tục dùng các loại thuốc chống trầm cảm, đau nửa đầu, vitamin B3, tim mạch. Bạn cần nên trao đổi kỹ với bác sĩ để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Tùy vào mức độ da mặt bị nhiễm corticoid, khi gặp vấn đề về da đặc biệt nghi ngờ da bị nhiễm độc, các bạn cần nên thăm khám sớm ở phòng khám da liễu uy tín để được các bác sĩ tư vấn, lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da của từng người.

Nguồn tham khảo:

Topical corticosteroids

https://www.nhs.uk/conditions/topical-steroids/

Topical Corticosteroids

https://www.medicinenet.com/corticosteroids-topical/article.htm

Topical Corticosteroids: Face Facts

https://www.medsafe.govt.nz/profs/puarticles/steroidface.htm

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *