Điều trị viêm da cơ địa – 12 điều cần lưu ý khi điều trị viêm da

Viêm Da
điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh lý viêm da mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng bệnh phổ biến trên toàn thế giới, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn từ 65 tuổi trở lên. Cho đến hiện tại chưa có phương pháp chữa điều trị viêm da cơ địa dứt điểm, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát. Vậy khi mắc viêm da cơ địa, các bạn cần nên lưu ý những gì? cùng tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở người lớn và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng da và tại sao bị viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật sự rõ ràng, có thể do các nguyên nhân sau:

  • Viêm da cơ địa do di truyền: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này. Nếu trong gia đình có người thân mắc phải viêm da cơ địa thì khả năng truyền bệnh cho con, cháu sẽ là rất cao.
  • Do cơ địa bị kích ứng: người sở hữu làn da càng mỏng manh, nhạy cảm sẽ dễ mắc các bệnh viêm da cơ địa hơn người bình thường. Cụ thể, khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, phấn hoa, lông thú nuôi, chất liệu vải không phù hợp với da…
  • Do da khô  từ lúc mới sinh: Đối với những người mắc phải hiện tượng da khô bẩm sinh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa do lớp dầu tự nhiên của da không được điều tiết đúng mực làm da dễ bị dị ứng hơn.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

  • Do chế độ ăn uống: một số người khi gặp phải tình trạng viêm da cơ địa do dị ứng thức ăn như trứng, cá, sữa,… Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ viêm da cơ địa kiêng ăn gì để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc mắc phải.
  • Do môi trường làm việc: một số công việc tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, ô nhiễm cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm cao. Người bị mất cân bằng bên trong da sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, trong gia đình từng có người mắc bệnh hoặc mắc các bệnh dị ứng về da cũng có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau. Điều đó có nghĩa rằng nếu bố mẹ bạn bị viêm da cơ địa, nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến bệnh tái phát hoặc dễ mắc phải như: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng như:

      • Xà phòng
      • Chất tẩy rửa
      • Phấn hoa
      • Côn trùng, lông động vật
      • Khói bụi từ môi trường xung quanh
      • Mặc quần áo bó sát cơ thể thường xuyên…

Hoặc những ai khá nhạy cảm khi khí hậu thay đổi bất thường, thời tiết hanh khô cũng rất dễ bị viêm da cơ địa ở người lớn.

12 điều cần tránh khi điều trị viêm da cơ địa

1. Tiếp xúc với hóa chất

Để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, người mắc viêm da cơ địa cần phải lưu ý tuyệt đối không nên cho da tiếp xúc với các hóa chất như:

  • Những loại thực vật có chứa độc tính, cây thường xuân độc.
  • Thuốc nhuộm tóc hay thuốc duỗi thẳng tóc, sơn móng tay
  • Da bị dị ứng với kim loại như niken hoặc cao su latex từ trang sức, các loại khóa thắt lưng; axit trong các loại pin.
  • Người bị viêm da cơ địa cần hạn chế tiếp xúc những loại chất tạo hương trong xà phòng, sữa tắm, dầu gội, một số kem dưỡng da, mỹ phẩm khác,…
  • Khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cần nên được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng khi bạn đang phải điều trị viêm da cơ địa.

điều trị viêm da cơ địa

2. Tắm bằng nước quá nóng

Một số người điều trị viêm da cơ địa tái phát bằng cách tắm bằng nước quá nóng để đỡ ngứa, viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi sử dụng nước quá nóng, lỗ chân lông to ra dễ làm bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, da tiếp xúc nước nóng khiến da càng nhạy cảm, ửng đỏ dễ làm bệnh tái phát.

Để làm sạch da, điều trị viêm da cơ địa bạn cần giới hạn thời gian tắm khoảng 10 đến 15 phút, dùng nước ấm, thay vì nước nóng. Ngoài ra, có thể làm dịu triệu chứng phát ban bằng cách đắp khăn lạnh, hoặc dùng các dung dịch có tác dụng làm dịu da, sát khuẩn như dung dịch Jarish, hồ nước, hồ Neopred.

3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Một số người có tình trạng dị ứng với ánh nắng mặt trời do khi da càng có ít sắc tố melanin thì càng dễ tác động bởi tia tử ngoại khiến da dễ mắc phải viêm da cơ địa do ánh nắng.

Do đó, khi trời nóng để tránh bệnh tái phát hoặc điều trị viêm da cơ địa, các bạn cần nên giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như mặc thêm áo tay dài, nón hoặc thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, bạn cần mặc quần áo thoáng mát để không gây bí da và là cách điều trị viêm da cơ địa khi bệnh khởi phát.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - nguyên nhân gây viêm da cơ địa

4. Chất liệu quần áo

Chất liệu và kiểu dáng quần áo là một trong những nguyên nhân của việc tại sao bị viêm da cơ địa. Bên cạnh điều trị, ngăn ngừa sự tái phát, trước tiên các bạn cần chú ý tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích thích bằng cách:

  • Dùng chất liệu vải thông thoáng, tránh các vải len dạ, da động vật.
  • Sử dụng gối sợi tổng hợp và nệm không thấm nước.
  • Không sử dụng găng tay cao su nếu bị dị ứng, thay vào đó có thể dùng loại găng tay vinyl nếu cần phải đeo găng tay để bảo vệ da. Hoặc bạn có thể bôi dầu chống thấm nước trước khi mang găng tay cao su để ngừa dị ứng.
  • Nên mặc áo quần dài khi đi bộ, đến những nơi có nhiều cây xanh đề phòng trường hợp tiếp xúc với côn trùng, cây cỏ gây kích ứng da.
  • Nên giặt chăn, ga, gối thường xuyên.
  • Loại bỏ đồ đạc bọc đệm, đồ chơi mềm, thảm và hạn chế tiếp xúc lông vật nuôi nếu da bị dị ứng.

5. Chất tẩy rửa

Khi điều trị viêm da cơ địa, đa phần khá nhiều người quan niệm nên sử dụng chất tẩy rửa ở nồng độ cao để sát khuẩn, chữa viêm nhiễm. Tuy nhiên, càng dùng càng khiến tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát, bạn nên dùng loại xà phòng cố định, có tính tẩy rửa nhẹ. Nếu không chắc chắn, bạn có thể thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không. Ngoài ra, bạn cần nên lưu ý các loại bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén khi sử dụng, tránh để dính vào vùng da nhạy cảm.

6. Căng thẳng

Giảm căng thẳng cảm xúc có tác dụng lớn nhưng thường rất khó. Tuy nhiên, việc kiểm soát căng thẳng sẽ giúp bạn giảm những triệu chứng viêm da cơ địa, Bởi khi căng thẳng, các hormone có hại cho da sẽ khởi phát, làm da trở nên nhạy cảm hơn.

Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm thời gian làm việc, nghỉ ngơi điều độ, quan trọng là ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục.

7. Yếu tố gây dị ứng

Để trị viêm da cơ địa, trước tiên bạn cần tránh tiếp xúc các yếu tố gây bệnh. Những trường hợp nào nghi viêm da do mỹ phẩm cần ngưng sử dụng. Ngoài ra, khi vùng da bị tổn thương sẽ ngứa và khiến bạn phải gãi. Tuy nhiên, gãi có thể làm vùng da kích ứng nặng hơn, trầy xước vùng da bị bệnh, thậm chí gây nhiễm trùng, dẫn đến phải dùng kháng sinh điều trị.

Do đó, khi tiếp xúc các yếu tố gây bệnh, các bạn cần có phương pháp điều trị hợp lý, tránh lạm dụng thuốc vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có thể mỏng da, kích thích da nhạy cảm hơn.

8. Thực phẩm có thể gây kích ứng da

Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng ăn gì? Là một trong những câu hỏi nhiều người thắc mắc. Một số người mắc viêm da do dị ứng vỏ trái cây hoặc loại quả có múi như cam, quýt cần nên hạn chế tiếp xúc chúng.

Thực phẩm có thể gây kích ứng da

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm da cơ địa, các bạn cần nên hạn chế các loại thực phẩm cơ địa dễ dị ứng như cá biển, thịt đỏ, gà, sữa hoặc các loại thực phẩm chế biến từ sữa… Người bị viêm da cơ địa không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đặc biệt các loại món ăn dùng dầu chiên lại nhiều lần.

Ngoài ra, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, các bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu omega-3, các loại ngũ cốc giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, B, E để giảm viêm tăng đề kháng, hệ miễn dịch, thay đổi lớp mô bị viêm.

9. Không khí khô

Không khí khô, độ ẩm cao dễ khiến các vi khuẩn tụ cầu phát triển trên da. Điều này làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, khi thấy thời tiết hanh khô, da khô bạn cần nên dưỡng ẩm với liều lượng phù hợp ngừa bệnh khởi phát và là một trong những cách điều trị viêm da cơ địa cần phải chú ý khi thực hiện.

10. Mồ hôi

Hệ bài tiết tiết ra nhiều bã nhờn và da luôn trong tình trạng đẫm mồ hôi dễ khiến vi khuẩn phát sinh. Do đó, bạn cần nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, quần áo khô thoáng để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

11. Nước bọt

Chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển viêm da tiếp xúc kích ứng. Do đó, khi điều trị viêm da cơ địa, bạn nên chú ý kỹ đừng để các chất dịch này dính vào da hoặc vải áo quần khiến vi khuẩn dễ tiếp cận vào vùng da bị viêm.

12. Nhiễm trùng da

Khi bị nhiễm trùng da, bạn cần nên gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn và thăm khám. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ, mức độ tổn thương da và giai đoạn bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để chữa viêm da cơ địa.

Những điều nên làm khi mắc viêm da cơ địa

Đối với người bị viêm da cơ địa, cần lưu ý những điều sau để các vết thương trên da mau lành và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai:

  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể thải độc, cấp ẩm cho da
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát
  • Tắm rửa thường xuyên, đặc biệt khi bạn chơi thể thao và ra nhiều mồ hôi
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên bằng các sản phẩm dịu nhẹ
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm có chứa cồn và quá nhiều hương liệu
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, làm sạch lông thú cưng trong nhà (nếu có).

Xem thêm : 


Nguồn tham khảo: 

What Is Atopic Dermatitis?

https://www.healthline.com/health/atopic-dermatitis/what-is-atopic-dermatitis

Atopic Dermatitis Symptoms, Causes, vs. Eczema, Remedies, and Treatment

https://www.medicinenet.com/atopic_dermatitis/article.htm

Atopic dermatitis (eczema)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptomscauses/syc-20353273

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *