Rạn da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tin tức
rạn da

Rạn da như một vết sẹo trên da, tuy chúng không gây hại đến cơ thể nhưng lại là tác nhân làm mất tự tin, ảnh hướng đến thẩm mỹ làn da. Rạn da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng đặc biệt thấy nhiều ở phụ nữ mang thai. Rạn da không cần điều trị mà chúng có thể giảm bớt theo thời gian nhưng với những ai mong muốn việc phục hồi nhanh chóng cần có sự can thiệp.

Vậy rạn da là gì? Điều trị rạn da như thế nào? Thông tin trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Rạn da là gì?

Rạn da là một loại sẹo xuất hiện ở những khu vực như đùi, bụng, mông, hông hoặc ở những vị trí khác trên cơ thể. Chúng có hình dạng đường dài, hẹp hay sọc trên da. Rạn da xuất hiện do sự đứt gãy liên kết ở các mô dưới da, cụ thể hơn là liên kết giữa collagen và elastin, là hai yếu tố quan trọng giúp da khỏe đẹp.

Da cấu tạo gồm 3 lớp thượng bì, trung bì, hạ bì. Tình trạng rạn da xuất hiện ở tầng trung bì hoặc hạ bì khi các mô liên kết da vượt quá giới hạn của nó, xảy ra do sự giãn nở hay co rút nhanh chóng của các tế bào da. Rạn da không gây đau đớn hay có hại nhưng những vết rạn trên da làm ảnh hưởng thẩm mỹ làn da, đôi khi tác động đến tâm lý người mắc phải.

Các vết rạn da hầu như không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa từng người. Những vết rạn da phổ biến gồm

  • Các vệt dài hoặc đường lõm trên ngực, bụng, hông và những khu vực khác trên cơ thể
  • Vết rạn màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
  • Các vệt sáng mờ dần thành màu sáng hơn
  • Vệt bao phủ các khu vực rộng lớn của cơ thể

Bạn có thể gặp những triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn lo lắng về vết rạn trên da có thể tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách điều trị hiệu quả.

Rạn da là gì

Nguyên nhân gây rạn da

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rạn da là do da bị kéo căng hay co giãn. Mức độ nghiêm trọng của rạn da bị tác động bởi nhiều yếu tố, di truyền là một trong số đó, mức độ da bị căng và nồng độ hormone cortisone.

Cortisone là một loại hormone được sản xuất ở tuyến thượng thận có khả năng làm suy yếu sợi đàn hồi trên da, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp collagen, gây rạn da.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da, gồm

  • Nữ giới
  • Gia đình có tiền sử mắc bị rạn da
  • Mang thai, đặc biệt đối với phụ nữ trẻ tuổi
  • Tăng cân hay giảm cân một cách nhanh chóng
  • Sử dụng thuốc corticosteroid
  • Phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực
  • Bị rối loạn di truyền, hội chứng Cushing có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone gây tăng cân, làm gãy các mô liên kết bên dưới da hoặc hội chứng Marfan làm giảm đàn hồi trong mô da.

Nguyên nhân gây rạn da

Cách điều trị rạn da

Những vết rạn da có thể mờ dần theo thời gian, tuy nhiên vẫn có một số phương pháp tác động giúp vết rạn cải thiện nhanh hơn. Nhưng không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm rạn da khiến chúng biến mất hoàn toàn.

Những phương pháp trị rạn da bao gồm:

  • Sử dụng kem bôi tretinoin (Retin-A và Renova) bổ sung collagen, một loại protein giúp tăng độ đàn hồi cho da. Sử dụng phù hợp với những vết rạn mới xuất hiện trên da có màu đỏ hoặc hồng. Kem có thể gây kích ứng da với phụ nữ có thai, nếu bạn đang mang thai không nên sử dụng kem này.
  • Liệu pháp laser xung nhuộm màu tia thúc đẩy sự phát triển của collagen và elastin. Biện pháp đạt kết quả tốt hơn nếu áp dụng với vết rạn mới trên da, người có làn da sậm màu có khả năng bị đổi màu da.
  • Phương pháp Fractional Photothermolysis có thể thúc đẩy sự phát triển collagen và elastin, đồng thời giảm tổn thương có thể xảy ra trong giai đoạn điều trị.
  • Phương pháp sử dụng chùm tinh thể, giúp chùm tinh thể tiếp xúc trực tiếp với da, kích thích collagen phát triển và giúp hình thành một làn da mới. Biện pháp này có thể áp dụng đối với những trường hợp rạn da lâu năm.
  • Phương pháp laser excimer giúp kích thích sự sản sinh melanin giúp vết rạn da có màu tương ứng với vùng da xung quanh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị rạn da cần có sự tư vấn, tham khảo từ ý kiến bác sĩ da liễu.

rạn da

Cách ngăn ngừa rạn da

Rạn da tuy không gây hại đến cơ thể, nhưng có thể khiến người mắc phải gặp vấn đề về tâm lý, tự ti. Vết rạn làm tuột dốc vẻ đẹp của làn da, để tránh xảy ra tình trạng trên bạn cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rạn da như sau.

  • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để tình trạng tăng cân hoặc sụt cân quá mức. Đối với phụ nữ mang thai nên kiểm soát cân nặng phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ.
  • Duy trì độ đàn hồi của làn da bằng cách cung cấp collagen cho cơ thể thông qua một số sản phẩm chức năng hoặc nguồn collagen có từ thực phẩm hằng ngày.
  • Bổ sung đủ nước giúp cơ thể duy trì độ ẩm tự nhiên và các tế bào da hoạt động linh hoạt.
  • Tập luyện thể thao kích thích tuần hoàn máu đến các mô da từ đó cải giảm thiểu tình trạng tổn thương tế bào da, gồm có rạn da.
  • Không quên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, để duy trì độ ẩm cũng như độ đàn hồi của làn da, chống lão hóa và đồng thời chống rạn da.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, caffein,…vì chúng có thể tăng biểu hiện rạn da.

Nhìn chung, rạn da xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ nghiêm trong tùy theo nguyên nhân và cơ địa của từng người. Vết rạn trên da có xu hướng mờ dần theo thời gian mà không cần bất kỳ tác động nào. Việc điều trị rạn da bằng những phương pháp hiện đại có thể mang lại hiệu quả nhanh nhưng vẫn không thể điều trị dứt điểm. Chính vì thế, hãy luôn quan tâm và chăm sóc cơ thể để hạn chế tình trạng những vết rạn xuất hiện trên da.

Nguồn tham khảo: 

Stretch marks

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stretch-marks/symptoms-causes/syc-20351139

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *