Chăm sóc da mụn và thâm hiệu quả
Những nốt mụn thâm “cứng đầu” xuất hiện trên mặt sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và chỉ muốn “đánh bay” chúng càng nhanh càng tốt. Rất nhiều người chọn giải pháp nặn những nốt mụn này.
Vậy câu hỏi đặt ra là chăm sóc da mụn và thâm thế nào, cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
I. Vì sao không nên nặn mụn?
Mụn phát triển do sự tích tụ của dầu nhờn, bụi bẩn và những vi khuẩn bị mắc kẹt bên dưới lỗ chân lông. Mụn có thể xuất hiện ở cả nữ giới lẫn nam giới ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Hầu hết mọi người khi bị mụn đều có khuynh hướng muốn loại bỏ những đốm mụn này càng nhanh càng tốt bằng việc nặn mụn. Tuy nhiên, bất cứ hành động nào can thiệp phá vỡ hàng rào bảo vệ của da sẽ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Nếu mụn có chứa nhân mủ, việc nặn đi sẽ khiến lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông ở khu vực xung quanh và mụn xuất hiện nhiều hơn. Hoặc can thiệp nặn mụn sai cách cũng vô tình đẩy nhân mụn vào sâu bên trong, dẫn đến tình trạng viêm và thâm nặng nề hơn, thậm chí có thể để lại nốt sẹo vĩnh viễn.
II. Làm sao để chăm sóc da mụn và thâm?
Chăm sóc da bị mụn và thâm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này chính là tìm đến các bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ được đào tạo bài bản để có thể lấy mụn một cách an toàn nhất. Mọi thao tác được xử lý chuyên nghiệp, đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm, hay vết thâm ảnh hưởng thẩm mỹ.
Bác sĩ sẽ thăm khám để nắm tình hình làn da của bạn và sau đó mới tiến hành xử lý mụn. Họ đeo găng tay và dùng kim vô trùng để nặn mụn, sau đó lấy sạch mụn bằng dụng cụ chuyên nghiệp, tránh tình trạng để lại nhân mụn gây viêm và tái phát mụn. Sau đó, bề mặt da của bạn sẽ được làm sạch và sát khuẩn đúng chuẩn. Đừng quên bôi kem chống nắng để đảm bảo da được bảo vệ an toàn sau quá trình nặn mụn nhé.
III. Các bước nặn mụn đúng cách
Nếu không có thời gian hoặc điều kiện chưa cho phép, bạn có thể tự thao tác tại nhà nhưng cần phải tuân thủ những lưu ý sau:
- Đừng can thiệp quá sớm, hãy chờ cho đến khi mụn đầu trắng cứng lại. Đây là thời điểm mụn đã sẵn sàng để được lấy ra.
- Rửa tay thật sạch bằng nước ấm, xà phòng và cắt móng tay gọn gàng.
- Khử trùng các dụng cụ nặn mụn bằng dung dịch sát khuẩn, đồng thời cũng làm sạch bề mặt da cần nặn mụn bằng một ít dung dịch cồn.
- Dùng dụng cụ bấm mụn ngay vị trí chân mụn để hỗ trợ nhân mụn dễ dàng thoát ra.
- Sử dụng ngón tay hoặc dụng cụ nặn mụn để lấy mụn ra ngoài. Nếu nhân mụn không thoát ra dễ dàng thì tức là mụn còn “non” và chưa đến đúng thời điểm để can thiệp, hãy dừng lại và đừng cố can thiệp.
IV. Nên làm gì sau khi nặn mụn?
Vùng da sau khi nặn mụn sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, cần lưu ý những vấn đề sau để hạn chế thâm mụn và ngăn mụn tái phát:
- Đừng quên vệ sinh da mặt sau khi đã nặn mụn để làm sạch toàn bộ vi khuẩn còn sót lại trong quá trình nặn.
- Bôi kem/ thuốc trị mụn ngay vết mụn vừa lấy để đảm bảo lỗ chân lông se khít và tránh tình trạng bị thâm hay tái phát mụn.
- Hạn chế dùng tay đúng vào các vị trí mụn vừa nặn để tránh đưa vi khuẩn lên da và khiến mụn có khả năng tái xuất hiện.
- Không bôi kem nền hoặc kem che khuyết điểm trực tiếp lên vị trí mụn vừa nặn để hạn chế thâm mụn.
Việc nặn mụn bị thâm không hề đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ. Nếu không biết cách nặn và chăm sóc da mụn thâm phù hợp thì tình trạng mụn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, để lại vết thâm do mụn và sẹo vĩnh viễn. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc và lo lắng về việc nặn mụn bị thâm phải làm sao.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/how-to-remove-dark-spots-caused-by-pimples
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/features/pop-a-zit
Bài viết liên quan: