Mụn viêm nang lông: Nguyên nhân và cách điều trị

Trị Mụn

Mụn viêm nang lông là một tình trạng về da phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Chúng xuất hiện với hình dáng tương tự mụn trứng cá nhưng lại có khả năng tồn tại trên da một thời gian dài, đôi khi là suốt đời. Thông tin bên dưới sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này.

Mụn viêm nang lông là gì?

Mụn viêm nang lông là bệnh lý về da, chúng hình thành khi nang lông gặp phải tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng. Nhìn vào vị trí viêm nang lông có vẻ giống như mụn trứng cá. Nhưng cảm giác chúng mang lại có phần khác biệt, đôi khi gây ngứa, sưng đỏ và có vết sần trên da.

Lông có mặt ở hầu như hết cơ thể, chỉ là ở một số nơi lông mỏng, mịn đến mức bạn không thể thấy được chúng. Do đó, tình trạng viêm nang lông có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể ngoại trừ môi, lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Những khu vực thường gặp bệnh lý này gồm: mặt, cổ, đùi, mông hoặc nách.

Mụn viêm nang lông cũng được chia thành mức độ nhẹ và nặng của bệnh tùy theo độ tổn thương của nang lông trên cơ thể là một phần hay toàn phần.

Các loại viêm lông bên ngoài, hay chỉ tổn thương một phần nang lông gồm:

  • Mụn viêm nang lông do tụ cầu vàng: đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh, do virus Staphylococcus aureus. Lúc này, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện mụn nhỏ đỏ hoặc trắng có chứa đầy mủ. Những triệu chứng này có thể tự khỏi và cải thiện sau vài ngày được điều trị tại nhà.mụn viêm nang lông
  • Viêm nang lông do sử dụng bồn tắm nước nóng: vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phát triển mạnh mẽ trong nước nóng. Bạn sẽ thấy da có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa một ngày hoặc lâu hơn sau khi ở dưới nước. Điều này là do sự lây nhiễm của vi khuẩn đến nang lông. Tương tự vi khuẩn tụ cầu vàng, tình trạng viêm nang lông có thể tự khỏi khi được điều trị tại nhà.
  • Viêm nang lông do lông mọc ngược: xảy ra do lông mọc ngược khi cạo hoặc thực hiện wax lông. Đây cũng là một dạng gây nên mụn viêm nang lông vùng kín. Chúng cũng có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo lồi sau quá trình điều trị.Mụn viêm nang lông
  • Viêm nang lông do nấm Pityrosporum: đây là một dạng nhiễm trùng nấm men dẫn đến viêm nang lông. Nó gây ra mụn đỏ, ngứa, chứa đầy mủ và xuất hiện ở phần trên cơ thể chủ yếu là lưng, ngực nhưng cũng có thể nổi trên cánh tay, cổ, mặt,…

Các loại viêm nang lông sâu, hay nang lông bị tổn thương hoàn toàn gồm:

  • Viêm nang lông ở cằm (Sycosis barbae): nang lông có dấu hiệu nhiễm trùng do tổn thương sau khi cạo râu. Chúng gây ra những vết sưng lớn, chứa đầy mủ và có khả năng để lại sẹo trên da.Mụn viêm nang lông
  • Viêm nang lông do gram âm: vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc kháng sinh được dùng để điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài. Dẫn đến tình trạng mụn nặng hơn, da tổn thương sâu.
  • Mụn nhọt: mụn nhọt đơn lẻ hoặc một cụm nhiều nhọt mềm và đỏ, gây đau. Xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng nặng và tổn thương sâu bên trong da.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: chúng thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh hoặc những người hệ thống miễn dịch yếu. Nó gây ra các vết sưng ngứa, chứa đầy mủ, có mặt nhiều ở vai, cánh tay trên, cổ và trán.Mụn viêm nang lông

 

Nguyên nhân gây mụn viêm nang lông

Ngoài việc hiểu được và phân loại được mụn viêm nang lông, bạn cũng cần nắm được nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Từ đó, giúp phòng ngừa và lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Một số yếu tố sau đây được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh.

  • Thường xuyên gây tổn thương da khi cạo râu.
  • Uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Tiền sử bệnh tiểu đường.
  • Đổ nhiều mồ hôi và không được làm sạch da sau đó.
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô không được làm sạch đúng cách.

mụn viêm nang lông

Đối tượng dễ mắc viêm nang lông

  • Có các vấn đề về hệ miễn dịch như người bị tiểu đường, bạch cầu mãn tính và HIV/AIDS.
  • Gặp các vấn đề về mụn và da liễu khác.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để ngừa mụn trong thời gian dài, hoặc kem dưỡng có chứa steroid.
  • Thường xuyên mặc các trang phục kín, gây đổ mồ hôi như găng tay cao su hoặc giày bốt cổ cao.
  • Sử dụng bồn tắm không được bảo quản, vệ sinh tốt.
  • Gây tổn thương các vị trí viêm nang lông khi cạo, tẩy lông hoặc mặc các trang phục quá chật.

Cách điều trị mụn viêm nang lông tại nhà

Chỉ áp dụng với những trường hợp mụn viêm nang lông nhẹ có thể tự khỏi và cải thiện sau một thời gian điều trị tại nhà. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn chữa lành và giảm bớt triệu chứng mà bệnh lý này mang lại.

  • Làm sạch vùng da bị nhiễm trùng: sử dụng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn làm sạch vùng da 2 lần/ ngày. Lưu ý, bạn nên lựa chọn khăn mới cho mỗi lần sử dụng.
  • Khử trùng với muối: dùng 1 thìa cà phê muối pha loãng với 2 cốc nước ấm, làm ẩm khăn sạch với nước vừa pha, đắp lên vùng da bị viêm.
  • Các loại kem chống ngứa: bạn có thể thử dùng kem dưỡng da từ bột yến mạch hoặc kem hydrocortisone.
  • Sử dụng sữa rửa mặt: Chọn những loại sữa rửa mặt kháng khuẩn để làm sạch da. Chúng sẽ hạn chế được số lượng vi khuẩn trên da của bạn.Mụn viêm nang lông

Trong trường hợp những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể cho bạn dùng:

  • Kem kháng sinh nếu viêm nang lông do vi khuẩn (lưu ý thuốc chỉ dành cho những trường hợp rất nặng).
  • Dầu gội đầu, kem chống nấm hoặc thuốc uống nếu do nấm gây
  • Kem steroid làm giảm sưng.

Một số giải pháp khác điều trị mụn viêm nang lông nặng gồm:

  • Tiểu phẫu: Nếu bạn bị nhọt lớn, bác sĩ có thể tiểu phẫu rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ. Điều này giúp làm giảm đau do mụn gây nên, tăng tốc độ phục hồi và giảm sẹo. Nếu mủ tiếp tục chảy, bác sĩ có thể che khu vực đó bằng gạc vô trùng để ngăn chặn sự lây lan.
  • Tẩy lông bằng laser: Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, tẩy lông lâu dài bằng liệu pháp laser có thể làm sạch nhiễm trùng. Phương pháp này tốn kém và thường cần nhiều thời gian. Nhưng nó loại bỏ vĩnh viễn các nang lông, do đó làm giảm mật độ lông ở vùng được điều trị. Bên cạnh đó một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm da đổi màu, sẹo và phồng rộp.

Mụn viêm nang lông là tình trạng về da phổ biến, nếu bạn nhận thấy cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu từ chúng. Hãy xem xét và lựa chọn một phương thức điều trị. Để an toàn và đảm bảo hơn về tình trạng hiện tại, bạn có thể liên hệ ngay bác sĩ da liễu để nhận được cách chữa trị phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông

  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ để tắm và rửa tay. Lưu ý, nên tắm và làm sạch tay sau khi tập thể dụng hoặc tiếp xúc với chất hóa học.

Mụn viêm nang lông

  • Không sử dụng chung khăn tắm, bông tắm, khăn lau mặt và các vật dụng cá nhân khác. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc viêm nang lông, cần lưu ý thay khăn mới sau mỗi lần sử dụng.
  • Không gãi những chỗ viêm – sưng.
  • Tránh cạo lông những vùng có chỗ viêm – sưng. Nếu bắt buộc phải cạo thì cần thay dao cạo sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh sử dụng dầu dưỡng lên da đang bị thương, viêm, sưng tấy. Vì dầu dưỡng có khả năng giữ vi khuẩn lại dưới lỗ chân lông gây viêm nang lông.
  • Sau khi sử dụng nhà tắm công cộng hoặc spa, tắm lại ngay với xà phòng dịu nhẹ. Nếu có bồn tắm riêng, cần tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất để làm sạch bồn.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-is-folliculitis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17692-folliculitis

https://www.uofmhealth.org/health-library/hw171614

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/symptoms-causes/syc-20361634

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *