Mụn trứng cá ở má: Nguyên nhân do đâu?

Trị Mụn
mụn trứng cá ở má

Mụn trứng cá ở má không những vừa kém thẩm mỹ, tạo cảm giác cộm mà còn dễ gây thâm hoặc thậm chí sẹo rỗ nếu như thiếu cách xử lý hiệu quả. 

Bài viết sau sẽ bật mí các thông tin thú vị về nguyên nhân cũng như cách đẩy lùi mụn trứng cá ở má để trả lại vẻ mịn màng cho làn da.

I. Nguyên nhân mụn trứng cá xuất hiện ở má?

Nhìn chung, mụn trứng cá xuất hiện má là do sự kết hợp của nhiều yếu tố liên quan đến cả sức khỏe và thói quen sống, chẳng hạn như:

1. Điện thoại không được vệ sinh thường xuyên

Điện thoại của bạn có thể là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn bởi vật dụng này thường tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau. Nếu bạn có thói quen áp điện thoại lên da mặt khi có cuộc gọi thì những vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập vào da mặt từ đó gây nên mụn trứng cá ở má hoặc làm cho vấn đề về da trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Vỏ gối và ga trải giường bẩn

Nếu bạn thường xuyên bị mụn trứng cá ở má thì có thể nguyên nhân đến từ việc vỏ gối và ga trải giường kém sạch sẽ. Vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng tích tụ ở những nơi này nhưng lại ít khi được chú ý đến.

3. Thường xuyên chạm vào da

Bạn có thói quen chạm tay lên mặt trong vô thức? Nếu câu trả lời là có thì điều này cũng góp phần vào những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở má đấy. Bàn tay luôn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn tiềm ẩn và việc đưa tay chạm vào da mặt sẽ khiến những vi khuẩn này có cơ hội sinh sôi, lây lan để từ đó gây ra mụn.

4. Rối loạn hormone

mụn trứng cá ở má

Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (đối với cả nam và nữ), thời kỳ tiền kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ). Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều, bạn cũng có nhiều nguy cơ nổi nhiều nốt mụn sưng đỏ ở má.

Rối loạn hormone sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào, khiến mụn bọc phát triển.

II.  Cách chăm sóc da mụn để hạn chế thâm mụn ở má

Một số biện pháp chăm sóc da để hạn chế việc các nốt mụn để lại thâm hoặc thậm chí là sẹo gồm:

  • Uống đủ nước
  • Hạn chế thức khuya
  • Nên lau mặt bằng khăn riêng
  • Thường xuyên thay vỏ chăn ga
  • Hạn chế trang điểm khi da đang bị mụn
  • Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ dịu để làm sạch da
  • Chuyển sang dùng tai nghe để thực hiện cuộc gọi
  • Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời
  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và hạn chế các thức uống chứa nhiều đường

III.  Điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá ở má

Khi bị mụn trứng cá ở má, việc điều trị và ngăn ngừa các đốm mụn xuất hiện thêm là điều quan trọng và cần thiết. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mụn lan ra những vùng da khác:

1. Ưu tiên những thành phần hoạt chất điều trị

Bạn có thể tìm hiểu những sản phẩm sữa rửa mặt, kem dưỡng hoặc kem chấm mụn chứa những hoạt chất sau để làm se, gom cồi và hạn chế dầu thừa xuất hiện trên da:

  • Benzoyl peroxide: Hoạt chất này có khả năng tấn công, tiêu diệt vi khuẩn và làm chậm quá trình sản xuất dầu của các tuyến bã nhờn. Nhờ đó làm giảm lượng vi khuẩn trong ở vùng da bị mụn.
  • Salicylic acid: Salicylic acid hay còn gọi là BHA vốn được biết đến rộng rãi với công dụng phá vỡ kết cấu mụn đầu đen, mụn đầu trắng, giúp những thành phần thừa có thể dễ dàng bị bong tróc nhờ khả năng dễ dàng thâm nhập vào sâu trong lỗ chân lông.
  • Azelaic acid: Ưu điểm của azelaic acid chính là khả năng thấm sâu vào các lỗ chân lông và loại bỏ triệt để những vi khuẩn trong nang lông, giảm sưng viêm.
  • Retin-A: Hoạt chất này giúp làm thông thoáng lỗ chân lông. Retin-A chứa tretinoin, một dạng vitamin A có tính acid. Thành phần này thường được ứng dụng trong việc thay da hóa học.

2. Thuốc uống trị mụn trứng cá ở má

mụn trứng cá ở má

Bên cạnh sử dụng các hoạt chất trị mụn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc. Với tác dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá ở má từ bên trong:

  • Isotretinoin: Đây là một loại thuốc dùng qua đường uống có khả năng đẩy lùi, tiêu diệt ổ mụn từ bên trong. Thuốc được chỉ định trong trường hợp mụn trứng cá mức độ vừa đến nặng. Vì mụn trứng cá gây biến dạng mặt để lại nhiều sẹo xấu. Mụn trứng cá kéo dài lâu năm gây ảnh hưởng trầm trọng đến nghề nghiệp, tâm lý xã hội. Đây là thuốc kê đơn nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không được tự ý sử dụng.
  • Kháng sinh: Kháng sinh đường uống thường là tetracycline, có thể được sử dụng cho những trường hợp mụn trứng cá nặng.Không nên sử dụng thuốc tránh thai và hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời khi dùng tetracyclin. Hầu hết thuốc kháng sinh đường uống sẽ mang lại hiệu quả sau khoảng 6 tuần. Có thể mất 4-6 tháng để mụn biến mất hoàn toàn.
  • Thuốc tránh thai Việc điều chỉnh nồng độ hormone có thể giúp cải thiện mụn trứng cá ở má cũng như những bộ phận khác.

Nguồn truy cập:

  • What That Acne Spot on Your Face Means, According to Science

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/pimple-acne-face-map

  • Acne

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne

  • Acne

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048

  • What does acne on your cheeks mean

https://www.pandiahealth.com/what-does-acne-on-your-cheeks-mean

Chủ đề:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *