Mụn mủ trắng có nên nặn không?
Mụn mủ là một trong những loại mụn nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của da, thậm chí còn gây đau nhức, ngứa ngáy và nhiễm trùng cho người bệnh. Chính vì thế, mụn mủ trắng có nên nặn không luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều người.
I. Mụn mủ trắng là gì?
Mụn mủ trắng là một trong những loại mụn khó điều trị nhất. Loại mụn này thường nhô cao lên bề mặt và được bọc bằng lớp da mỏng, bên trong chứa nhiều dịch tiết, mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn xuất hiện nhiều ở má, trán, cằm… sưng to và gây đau nhức, ngứa, tổn thương da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết mụn mủ trắng có nên nặn không?
Mụn mủ xuất hiện do quá trình bài tiết chất bã nhờn của da bị cản trở hoặc tắc nghẽn bởi các chất sừng, vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ dày đặc khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ổ viêm nhiễm nhanh chóng hình thành và gây mụn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn dễ bị mụn mủ trắng như:
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Sử dụng mỹ phẩm trang điểm quá nhiều nhưng không tẩy trang kỹ.
- Môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm nhiều bởi khói bụi.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, béo, uống cà phê, nước ngọt có ga.
- Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tuổi dậy thì, trước và trong những ngày hành kinh, tiền mãn kinh.
- Căng thẳng kéo dài thường xuyên làm mất cân bằng lượng hóc môn trong cơ thể dẫn đến mụn.
- Thiếu hụt kẽm.
- Da không được làm sạch đúng cách.
II. Cách nhận biết mụn mủ trắng
Bên cạnh việc băn khoăn mụn mủ trắng có nên nặn không, nhiều người còn hay nhầm lẫn với mụn bọc hoặc chưa nhận biết chính xác đâu là mụn mủ trắng. Đặc điểm nhận dạng 2 loại mụn này khá đơn giản:
- Mụn mủ thường có kích thước nhỏ hơn mụn bọc.
- Ở bề ngoài, mụn có dấu hiệu sưng đỏ bên ngoài, ở giữa có đốm trắng hoặc vàng là mủ. Còn đối với mụn bọc thường sưng tấy, cứng, khi nặn ra cũng có mủ và máu, nhưng không nhìn rõ đốm mủ.
Ngoài ra, mụn mủ trắng còn được phân biệt với các loại mụn khác qua những đặc điểm sau:
- Mụn trứng cá đầu trắng: Mụn có nhân trắng nhỏ li ti dưới da.
- Mụn trứng cá đầu đen: Xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen do sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
- Mụn trứng cá mủ: Nổi cộm trên bề mặt da, sưng đỏ và có mủ trắng ở đầu, thường sẽ để lại vết thâm sau khi nặn mụn.
- Mụn trứng cá hạch: Nổi rõ trên bề mặt da, sưng đỏ và cứng, gây đau, khó chịu.
- U nang: Mụn nổi rõ trên da, to, sưng đau và nhiều mủ, có thể để lại sẹo khi lấy nhân mụn.
-
III. Mụn mủ trắng có nên nặn không?
Nhiều người thường thắc mắc mụn mủ trắng có nên nặn không? Thực tế, không ít người sai lầm khi tự ý nặn các loại mụn mủ ngay tại nhà. Điều này không những không mang lại hiệu quả tốt mà còn làm cho tình trạng mụn trên da bạn ngày càng trầm trọng hơn rất nhiều.
Việc bạn dùng tay hoặc sử dụng các loại dụng cụ nặn mụn, đặc biệt là mụn trứng cá mủ nhưng chưa được khử trùng và không đảm bảo điều kiện vệ sinh sẽ là tác nhân làm cho vi khuẩn lây lan từ tay, dụng cụ khiến cho da mặt bạn bị nhiễm trùng, vi khuẩn và mụn phát triển nhiều hơn.
Mụn mủ có nên nặn? Theo các bác sĩ, khi mụn mủ sưng tấy trên da, bạn không nên tự ý nặn. Bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh, có thể đưa đến những diễn biến rất khó lường.
Đặc biệt khi bạn nặn những nốt mụn mủ ở vùng trên miệng hoặc cằm sẽ có nguy cơ cao xuất hiện mụn đầu đinh và dễ gặp tình trạng nhiễm trùng máu, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Thực hiện không đúng cách trị mụn mủ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bạn dùng tay nặn mụn khiến da tổn thương rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi đó, dịch mủ của mụn có thể dính sang làm lan vi khuẩn ở vùng bên cạnh. Điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình điều trị mà còn để lại sẹo và những vết thâm mụn ở da.
Nếu bạn thường xuyên bị mụn mủ trắng gây đau đớn hoặc không bao giờ hết mụn dứt điểm, bạn nên thăm khám bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn tùy vào mức độ mụn của bạn. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cũng là cách để giảm tình trạng và ngăn ngừa mụn mủ trắng hiệu quả.
IV. Làm gì khi mụn mủ bị vỡ?
Nếu chẳng may mụn mủ bị vỡ, cần nhanh tay xử lý như sau:
- Rửa thật sạch tay bằng xà phòng và khử khuẩn dụng cụ nặn mụn (nếu có)
- Dùng khăn giấy hoặc bông gòn sạch thấm hết phần dịch mủ
- Quan sát xem cồi mụn đã trồi ra ngoài hay chưa. Nếu chưa, dùng lực ngón tay ép cồi mụn ra ngoài, rồi dùng bông lau sạch bề mặt. Lưu ý, không nên quá mạnh tay, sẽ gây chảy nhiều máu và sẹo thâm
- Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ lên mặt để làm sạch da
- Sử dụng băng keo cá nhân che chắn vết thương nếu nốt mụn bị vỡ có kích thước to.
V. Cách điều trị và phòng ngừa mụn mủ hiệu quả
Mụn mủ trắng có nên nặn không? Thực hiện không đúng cách trị mụn mủ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bạn dùng tay nặn mụn khiến da tổn thương rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu bạn thường xuyên bị mụn mủ trắng gây đau đớn hoặc không bao giờ hết mụn dứt điểm, bạn nên thăm khám bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn tùy vào mức độ mụn của bạn.
Việc dùng thuốc bôi hoặc thuốc không kê đơn để trị mụn trứng cá mủ tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Một trong những cách này là dùng thuốc tránh thai để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
VI. Những lưu ý khi bị mụn mủ
Để tránh mụn mủ không tái phát nhiều lần, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ để giảm tình trạng và ngăn ngừa mụn mủ trắng hiệu quả. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp da trao đổi chất, giảm triệu chứng do mụn gây ra.
- Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang dịu nhẹ, không chứa cồn, tuyệt đối không chà xát da mặt, nên rửa mặt 2 – 3 lần/ngày.
- Hạn chế dùng nhiều loại mỹ phẩm để trang điểm, đặc biệt tránh xa các loại sản phẩm không phù hợp với da.
- Nên tẩy da chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ sạch bụi bẩn, chất bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng dịu nhẹ để bảo vệ da.
- Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/pustules-facts
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/should-you-pop-a-pimple
Bài viết liên quan: