Mụn đinh râu ở cằm có nguy hiểm không? Cách phân biệt và điều trị
Mụn đinh râu ở cằm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần hết sức lưu ý về cách chăm sóc và điều trị. Vậy mụn đinh râu ở cằm là gì? Cách phân biệt và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
1. Mụn đinh râu ở cằm nguy hiểm như thế nào?
Trước khi có thể hiểu sâu về đặc điểm nhận dạng và cách trị mụn đinh râu ở cằm hiệu quả, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguy hiểm có thể có của loại mụn này. Mụn đinh râu ở cằm có các triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chán ăn. Thậm chí, một số người còn tin rằng nặn mụn đinh râu bị méo mồm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe.
Bên cạnh đó, vị trí xung quanh cằm rất dễ bị nhiễm trùng cộng thêm đặc điểm nhân mụn đi sâu vào bên trong các lớp da, các loại vi khuẩn vi rút theo cùng với nhân mụn tấn công đến các xoang ở khu vực cằm, phần dưới của miệng (nhất là xoang có tĩnh mạch số II). Quá trình xâm nhập này nếu không được chữa trị đúng cách, sẽ gây ra hậu quả là những biến chứng nghiêm trọng như viêm nang lông, nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc phản vệ,… Trong đó, nhiễm trùng huyết (máu) là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gây nhiễm độc toàn thân nặng với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh (mệt mỏi, li bì hoặc hôn mê sâu), rối loạn ý thức, kèm theo các biểu hiện về tim mạch, hô hấp, bài tiết,…nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế nếu bạn thấy nốt mụn dưới cằm hay xung quanh vùng miệng có dấu hiệu cứng, đau buốt dữ dội, kèm theo những biểu hiện đã nói bên trên thì hãy đến bác sĩ khám ngay lập tức để được chữa trị.
2. Cách phân biệt mụn đinh râu với mụn bọc
Nếu chỉ nhìn qua hình dáng bên ngoài, bạn rất dễ nhầm lẫn mụn bọc với mụn đầu đinh/ đinh râu. Vì vậy, để xử lý mụn đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, chúng ta cần phân biệt được hai loại mụn này qua những đặc điểm riêng của từng loại như sau:
- Mụn bọc:
- Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, chủ yếu là những khu vực da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như lưng, vùng
- Phát triển riêng rẽ hoặc mọc thành từng mảng, ăn sâu dưới
- Có kích thước lớn hơn mụn bình thường, dạng bọc có chứa mủ trắng màu ngà bên trong vì nhân mụn tích tụ hỗn hợp vi rút, tế bào chết và bã nhờn.
- Mụn cứng và khó vỡ hơn so với mụn mủ bình thường, về sau mụn càng mềm dần và có thể bị vỡ, nhiễm trùng nếu sờ hoặc cạy nặn mụn.
- Mụn đinh râu:
- Mụn xuất hiện quanh vùng miệng như môi, mép, cằm và quanh mũi (thậm chí trong lỗ mũi), thường chỉ mọc đơn lẻ.
- Ban đầu, ví dụ nếu mụn đinh râu xuất hiện ở mép, người bệnh sẽ thấy trên mép có vết sưng đau, nhìn vào thấy đỏ, sau đó mưng mủ và có nhân màu đen như đầu đinh.
- Sưng tấy, đau buốt và sờ vào thấy nóng.
- Bạn có thể bị sốt cao hơn > 40 độ, kèm theo đó là cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng, bất an.
3. Bị mụn đinh râu ở cằm kiêng ăn gì?
Ngoài những phương pháp trị liệu mụn đinh râu bên ngoài, thì việc thay đổi, quản lý cách ăn uống để tránh gây kích ứng từ bên trong cơ thể cũng là cách tốt để làn da nhanh chóng hồi phục. Một số thực phẩm bạn nên kiêng ăn để không làm ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mụn đinh râu ở cằm:
- Sữa bò hay các chế phẩm từ sữa bò.
- Thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
- Đường hoặc các đồ ăn chứa nhiều đường như: kẹo, bánh kem, bánh quy,…
- Các thực phẩm đóng hộp hoặc đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trị mụn, khiến làn da trở nên khỏe khoắn hơn.
4. Cách điều trị hiệu quả khi bị mụn đinh râu
Khi bạn thấy những dấu hiệu nghi ngờ nổi mụn đinh râu thì tốt hơn hết là nên đến ngay cơ sở da liễu uy tín, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số gợi ý cho cách chữa mụn đinh râu ở cằm như sau:
Có thể đợi vài ngày để nốt mụn tự gom cồi và vỡ ra. Sau khi mụn tự động gom lại bạn dùng bông y tế vô trùng thấm dịch tiết ra từ đốt mụn đồng thời lấy nhân mụn đinh râu ra ngoài. Để tránh việc lây lan cho những khu vực xung quanh và người khác, bạn có thể rửa lại vết thương bằng bằng cồn iod (dung dịch betadine) để sát khuẩn. Khi thực hiện những thao tác này, bạn nhớ tránh cọ xát làm xước vùng mụn vừa được tháo mủ.
Không được tự ý tác động vào nốt mụn như: nặn, hút, chườm nóng hoặc lạnh. Bởi rất dễ khiến mụn đinh râu nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và gây nguy cơ nhiễm trùng máu cao. Ngoài ra, còn có những trường hợp nặn mụn đinh râu bị méo mồm vì việc nặn đã làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, gây nên biến chứng co giật.
Đến gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị nếu mụn đinh râu vẫn tiến triển nặng nề hoặc tái phát. Tình trạng này có thể dẫn đến những cơn sốt, và khiến cơ thể mệt mỏi. Một số bệnh nhân bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu, nên gặp bác sĩ để được khám và điều trị dứt điểm mụn đinh râu.
Hy vọng qua bài viết bạn có thể trang bị cho mình kiến thức cần thiết về mụn đinh râu ở cằm và các cách phân biệt để điều trị cho những đốt mụn ấy thật hiệu quả. Việc điều trị mụn có nhọt độc như thế đối với cơ địa mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để được chữa mụn đinh râu đúng kỹ thuật và ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mụn.
Nguồn tham khảo:
What to Know About Furuncles (Boils)
https://www.healthline.com/health/furuncle#causes
Folliculitis, Boils and Carbuncles
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/folliculitis-boils-and-carbuncles
Boils
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/boils
BOILS
https://www.aocd.org/page/Boils
Boils and carbuncles
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/symptoms-causes/syc-20353770
Bài viết liên quan: