Chàm da chân, tay: Cách chăm sóc và phòng ngừa
Người mắc bệnh chàm thường có những dấu hiệu như ngứa, nổi mẩn đỏ, mảng da có vảy. Bệnh có xu hướng tập trung ở vùng da chân, tay. Tuy chàm da chân, tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bài viết bên dưới gửi đến bạn đọc một vài thông tin về bệnh và hướng dẫn cách chăm sóc chàm da cơ địa và tiếp xúc chàm da có nguy hiểm không?
Tổng quan về chàm da chân, tay
Chàm da là bệnh viêm da mãn tính có thể gặp ở bất kỳ ai từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện với những mảng da lớn có vảy trên da, đặc biệt là vùng tay và chân. Ngứa là một trong những biểu hiện đặc trưng giúp nhận biết bệnh.
Ngoài ra, có một số biểu hiện giúp bạn nhận biết bệnh chàm da chân, tay bao gồm:
- Vùng da ở tay và chân có hiện tượng phồng rộp, xuất hiện mụn nước li ti. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, những kẻ ngón tay là khu vực thường bị ảnh hưởng.
- Vùng da bị mụn nước có dấu hiệu phát ban, gây ngứa ngáy đôi khi làm đau rát. Không những vậy, bên trong mụn nước có dịch màu trắng trong hoặc đục. Mụn có thể vỡ nếu bệnh nhân gãi và gây nhiễm trùng.
- Tình trạng nặng hơn hoặc tái phát sẽ khiến da dày, da có vảy và phát triển thành các vết nứt, chảy máu và đau.
Bệnh chàm gây khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt chúng xuất hiện ở tay chân khiến việc di chuyển và cầm nắm trở nên bất tiện hơn. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nguyên nhân gây bệnh chàm da chân, tay thường khó xác định, hầu hết đều cho rằng bệnh xảy ra do sự kết hợp giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố di truyền, tiếp xúc với các tác nhân gây hại hay nhiễm nấm men và một số yếu tố khác.
Xem thêm: Chàm da mặt: Nguyên nhân và cách điều trị
Cách chăm sóc khi điều trị chàm da chân, tay
Bị chàm da ở chân, tay thường chỉ làm tổn thương bên ngoài da và không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đây là một loại viêm mãn tính, nên thường kéo dài, tái lại, khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Vì thế, để giảm bớt tình trạng chàm da chân, tay nên chú ý đến việc chăm sóc.
- Rửa tay thật sạch: đối với người mắc bệnh chàm không chỉ dừng lại ở việc rửa tay khi bẩn, mà nên rửa sạch những loại dầu dưỡng đã thoa lên trước đó. Thêm vào đó, hãy lựa chọn xà phòng hạn chế chất tẩy rửa và không chứa hóa chất. Lưu ý, nếu bạn có mang trang sức hãy tháo trang sức trước khi rửa.
- Sử dụng găng tay khi làm việc nhà: găng tay vải bông là lựa chọn cho bạn lúc này, vì nếu sử dụng găng tay cao su có thể da sẽ bị kích ứng. Chàm ngứa cũng có thể xảy ra nếu bạn mang bao tay chống nước quá lâu.
- Giảm thời gian tắm: nếu bạn không muốn xảy ra tình trạng khô da, hãy giảm thời gian tắm và không nên sử dụng nước ấm mỗi ngày, vì nước ấm gây bay hơi, làm da mất nước. Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ với làn da và chứa nhiều dưỡng ẩm.
- Chăm sóc những vết rạn, nứt: nếu chàm làm da nứt nẻ, chảy máu có thể áp dụng phương pháp ngâm với nước ấm và dưỡng bằng thuốc mỡ.
- Lưu ý đối với chân: những loại tất vải tổng hợp hay len làm chân đổ nhiều mồ hôi có thể là nguyên nhân khiến da khô và ngứa, đây là những chất liệu gây kích ứng da. Sử dụng sản phẩm chưa nhuộm và có thành phần 100% cotton sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
Cách ngăn ngừa chàm da chân, tay
Để quá trình điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh chàm đạt hiệu quả, tìm ra nguyên nhân gây bệnh là việc hết sức cần thiết. Một số gợi ý bên dưới có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh chàm da chân, tay.
- Khi bị chàm da ngón tay nên hạn chế tiếp xúc với nước, đặc biệt là những chất có tính tẩy rửa mạnh. Nếu có thể, hãy rửa tay bằng nước ấm hoặc sử dụng xà phòng không mùi
- Dưỡng ẩm cho da suốt một ngày. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay sạch. Ưu tiên chọn những sản phẩm có tính chất làm ẩm cao, làm mềm da
- Không để hóa chất tiếp xúc với tay, chân có vết nứt, khô
- Tránh sử dụng sản phẩm chứa nhiều cồn.
Bệnh chàm da chân, tay sẽ không gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn biết cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bệnh có những biểu hiện bất thường để giảm thiểu những ảnh hưởng từ bệnh và đẩy lùi chàm ở chân, tay.
Xem thêm:
- Viêm da cơ địa nên ăn và kiêng ăn gì?
- Bệnh viêm da cơ địa chữa được không?
- Viêm da cơ địa có lây không?
- Trị viêm da cơ địa cho trẻ
Nguồn tham khảo:
Hand eczema
https://www.aad.org/public/diseases/eczema/types/hand-eczema
Eczema hands feet
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-hands-feet
Hand eczema
Bài viết liên quan: