10 các bệnh da liễu thường gặp ở người lớn và trẻ em

Viêm Da
Bệnh da liễu

Các bệnh da liễu được hiểu đơn giản là tình trạng da bị viêm hoặc bị kích ứng, không chỉ gây tự ti, mặc cảm cho người bệnh về mặt thẩm mỹ mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều căn bệnh ngoài da kéo dài từ trẻ em cho đến lớn tuổi, song cũng có những bệnh chỉ mang tính tạm thời. Tìm hiểu bài viết sau để hiểu thêm các bệnh về da phổ biến mà bạn hoặc người thân có thể mắc phải theo thời điểm và độ tuổi nhé!

1. Nổi mề đay

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một trong các bệnh da liễu thường gặp. Đây là một dạng bệnh phát ban gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và phát ban ở vùng rộng lớn trên cơ thể. Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu dị ứng thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, nọc độc côn trùng. Bệnh nổi mề đay thường tự biến mất trong 2 đến 4 giờ. Tuy nhiên, ở một số người bệnh có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm; đây được gọi là mày đay mãn tính.

bệnh da liễu nổi mề đay

2. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm) là một trong các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là da có màu đỏ, khô và ngứa, một số người xuất hiện mụn nước tiết dịch, khi khô có thể đóng vảy. Bệnh xuất hiện chủ yếu do di truyền, cơ địa dị ứng với một số yếu tố môi trường như ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.

Viêm da cơ địa thường xuất hiện trên mặt (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), bàn tay, bàn chân hoặc các nếp gấp của da. Hiện tượng da khô, có vảy, bong tróc và ngứa là dấu hiệu của bệnh nhưng nếu gãi liên tục sẽ khiến vùng da tổn thương hơn.

Bệnh viêm da cơ địa chia làm 2 giai đoạn phát triển:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: da phát ban các nốt đỏ, mụn nước và có cảm giác ngứa, đau rát ở vùng tổn thương.
  • Viêm da cơ địa mãn tính: bệnh thường tái phát nhiều lần ở người trưởng thành, đặc biệt là những khi thay đổi thời tiết, da tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm khiến sắc tố da thay đổi, bong tróc, da sần, nứt nẻ và ngứa ngáy.

bệnh da liễu

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh có thể làm mất thẩm mỹ, thậm chí gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng da. Hiện nay, dù không có phương pháp điều trị viêm da cơ địa dứt điểm hoàn toàn nhưng các bạn có thể chủ động phòng ngừa, hạn chế sự tái phát của bệnh.

3. Bệnh á sừng

Á sừng là một trong các bệnh về da liễu phổ biến ở nước ta. Những người mắc bệnh này thường có triệu chứng như da nứt nẻ, da tay chân bong tróc hoặc sưng đỏ. Bệnh gây sừng hóa khiến khu vực ảnh hưởng trở nên thô ráp, bong tróc, ngứa thậm chí gây nứt nẻ, đau nhức, rướm máu. Bệnh thường trở nặng vào mùa lạnh, chủ yếu ở gót chân, đầu ngón tay, ngón chân.

Một số nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải:

  • Cơ địa mẫn cảm: đa phần những người có hệ miễn dịch kém, dễ rối loạn, kích ứng da sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Di truyền: những ai có bố mẹ bị bệnh á sừng thường có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

bệnh da liễu á sừng thường gặp

Để cải thiện tình trạng của bệnh và giảm nguy cơ tái phát, người mắc phải cần nên thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày, uống đủ nước. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm da thì nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.

4. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một trong các bệnh da liễu phổ biến và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Đây là căn bệnh rối loạn tự miễn dịch. Các triệu chứng thường xuất hiện các mảng da mẩn đỏ, có vảy và rất ngứa. Các vùng da bị tổn thương có kích thước và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có 5 loại bệnh vẩy nến chính:

  • Vảy nến mảng: Gây ra các mảng da dày màu đỏ.
  • Vảy nến mủ: Gây ra các mụn mủ bao quanh vùng da đỏ.
  • Vảy nến da toàn thân: Gây ra các mảng da trông giống như vết bỏng nặng, bao phủ phần lớn cơ thể.
  • Vảy nến ngược: Gây phát ban đỏ, bóng ở các nếp gấp của da.
  • Vảy nến giọt: Gây ra các nốt nhỏ màu đỏ trên da đầu, mặt, thân và tay chân

Bệnh không lây nhiễm và thường có xu hướng xuất hiện ở những ai có bố hoặc mẹ đã từng mắc phải.

bệnh da liễu - Bệnh vẩy nến

5. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong các bệnh da liễu thường gặp. Đây là tình trạng da bị viêm với các chất gây dị ứng như niken, hóa chất cao su, phấn hoa, một số loại thuốc kháng khuẩn thường có trong đồ trang sức, xà phòng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, giày da,…

Viêm da dị ứng có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và ảnh hưởng nhiều nhất ở cánh tay, chân, mặt. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mảng da màu đỏ, hồng có vảy (hoặc mảng), có mụn nước. Vùng da tổn thương thường có dạng phẳng và luôn khiến người mắc bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi tình trạng viêm da lâu ngày sẽ hình thành các mảng dày lên và có thể bị nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc xác định những yếu tố khiến da dị ứng là chìa khóa giúp ngăn ngừa bệnh.

Viêm da dị ứng

Có rất nhiều biện pháp điều trị viêm da dị ứng, tuy nhiên, nếu trường hợp nặng bạn cần nên thăm khám và tuân theo phác đồ của bác sĩ, làm đúng hướng dẫn để điều trị đạt kết quả tốt nhất.

6. Viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu (hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn) là một trong các loại bệnh da liễu chủ yếu làm tổn thương trên da, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh này có tính chất dễ tái phát nếu không được vệ sinh da sạch sẽ.

Viêm da dầu

Bệnh gây viêm ở những khu vực da có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, đầu hay lưng, ngực và có khả năng tự biến mất ở trẻ em.

Ở người lớn, bệnh viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, dễ bùng phát trong suốt quãng đời còn lại của con người. Vùng da bị ảnh hưởng có thể hơi đỏ, sưng tấy và xuất hiện bóng nhờn. Trên bề mặt da cũng có thể xuất hiện lớp vảy từ trắng đến vàng. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe làn da. Do vậy khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần nên thăm khám sớm để giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn.

7. Viêm nang lông là bệnh về da phổ biến

Viêm nang lông là một trong các bệnh da liễu thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, dễ xuất hiện ở cánh tay, chân, ngực, lưng, mặt trừ lòng bàn tay và bàn chân. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây ngứa, đau và mang cảm giác tự ti cho người mắc phải.

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas thường có trong các hồ bơi, bồn tắm ở spa, nước nóng bị ô nhiễm, miếng bọt biển xơ mướp ô nhiễm. Bệnh thường phát sinh trong vòng 1–4 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Khi mắc bệnh, da thường phát ban dưới dạng những mụn nhỏ màu đỏ, có thể chứa đầy mủ hoặc đóng vảy. Nằm xung quanh nang lông, những nốt mụn này có xu hướng ngứa hoặc mềm.

Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp

Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác nếu tình trạng nặng hơn như sốt nhẹ, nhức đầu, đau họng, mệt mỏi. Các hạch bạch huyết bị sưng và mềm (các tuyến giúp sản xuất kháng thể, các protein đặc biệt chống lại nhiễm trùng) có thể xảy ra. Nếu điều trị không đúng cách, viêm nang lông có thể để lại những mảng da sẫm màu, gây mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh.

Bên cạnh đó, để hạn chế cũng như ngăn ngừa phát ban, việc bảo dưỡng và khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn cho hồ bơi, spa và bồn tắm nước nóng là điều cần thiết. Bọt biển và xơ mướp nên được làm sạch và giữ khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng để diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cần chăm sóc da cẩn thận để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

8. Rôm sảy ở trẻ nhỏ

Trong các bệnh về da thường gặp ở trẻ em, rôm sảy là một trong những căn bệnh thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, người bị sốt cao hoặc do tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Bệnh xuất hiện do tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi khiến ứ đọng bã nhờn, bụi bẩn làm làn da bị viêm, mụn nhỏ xuất hiện ở da. Mụn rôm có thể làm trẻ ngứa ngáy, đau nhói như kim châm và khi gãi nhiều gây da trầy xước khiến vi khuẩn xâm nhập tạo thành mụn mủ và mụn nhọt.

Rôm sảy ở trẻ nhỏ

Các nốt ban nhiệt thường xuất hiện tập trung nhiều nhất ở những vùng da được che phủ, nơi có nhiều ma sát như cổ, ngực và các nếp gấp trên cơ thể. Mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân thường không bị ảnh hưởng bởi rôm sảy. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và trở nên không chịu được nhiệt vì ít hoặc không có mồ hôi tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa và điều trị rôm sảy bao gồm kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Bạn nên hạn chế mặc quần áo kín, hoạt động mạnh và nên ở trong môi trường mát mẻ, thoáng. Ngoài ra, chườm mát và uống nhiều nước cũng có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi mắc bệnh.

9. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một trong các bệnh về da thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một loại viêm da cơ địa có đặc điểm là mụn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, bệnh có thể khiến da phồng rộp, nổi mụn nước nhỏ, ngứa, chứa đầy dịch nếu tình trạng này để lâu dài có thể nhiễm trùng lan rộng xung quanh.

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra với trẻ sau 10 tuổi. Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều khi thời tiết ấm áp. Để ngăn ngừa bệnh tổ đỉa, bạn cần tránh các chất kích thích, rửa tay bằng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ. Ngoài ra, việc thường xuyên thoa các loại kem làm mềm da dày và dầu khoáng có thể phòng ngừa bệnh tái phát.

10. Hắc lào là bệnh da liểu thường gặp

Nhắc đến các loại bệnh da liễu thường gặp thì chúng ta cần phải nhớ đến bệnh hắc lào (hay có tên gọi khác là lác đồng tiền, nhiễm trùng nấm da). Bệnh gây ra những tổn thương dạng đốm tròn đỏ có hình dáng như đồng xu, quanh rìa nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti.

Bệnh hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, phổ biến hơn ở những vùng khí hậu ấm hơn, ẩm ướt hơn. Ngoài ra, bệnh thường gặp nhất ở người lớn trong độ tuổi 20–40. Ở trẻ em và hầu hết phụ nữ, bệnh hắc lào ở mặt có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên khuôn mặt. Những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm (như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu hoặc HIV / AIDS) có nhiều khả năng mắc bệnh hắc lào ở mặt hoặc mắc các dạng bệnh nặng hơn.

Hắc lào là bệnh da liểu thường gặp 

Các vị trí phổ biến nhất của bệnh hắc lào trên mặt (má, mũi, xung quanh mắt, cằm, trán), tay, chân. Bệnh xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều mảng vảy có màu hồng đến đỏ, kích thước từ 1 đến 5 cm. Đường viền của vùng da bị ảnh hưởng có thể nổi lên và có thể có mụn nước, hoặc vảy kèm theo triệu chứng ngứa. Bệnh có thể nặng hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Những ai mắc phải bệnh nên sử dụng các thuốc kháng nấm theo đường uống hoặc bôi ngoài da để chữa trị. Thông thường, tổn thương có thể bình phục hoàn toàn sau vài tuần điều trị nếu đáp ứng tốt với thuốc của bác sĩ.


 Nguồn tham khảo: 

Common skin diseases and conditions

https://www.medicalnewstoday.com/articles/316622

Skin Disease and Skin Condition List

https://www.skinsight.com/skin-conditions#H

Chủ đề:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *