Nám da tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Nám Da
nám da tay

Làn da tay mịn màng, đều màu là minh chứng cho cho sắc đẹp cũng như sự trẻ trung của người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn khó lòng đạt được mục tiêu này nếu gặp phải tình trạng nám da tay.

Nám da tay tưởng chừng như chỉ đơn thuần là một khuyết điểm nhỏ nhưng thực tế, nó lại rất dễ được chú ý và dễ dàng ảnh hưởng đến sự tự tin trong cử chỉ giao tiếp khi mà đôi tay có những vết sạm nám rõ ràng.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh nám da tay và các biện pháp để cải thiện tình trạng da này.

I. Nám da tay là gì?

Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình trạng này trên má, sóng mũi, trán, cằm và ở môi trên. Mặt khác, nám da vẫn cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, nơi tiếp xúc nhiều với mặt trời chẳng hạn như cánh tay và cổ.

II. Nguyên nhân gây ra nám da tay

Một số nguyên nhân nám da tay xuất hiện bao gồm:

Ánh nắng mặt trời

Tia tử ngoại từ mặt trời khi xuyên thấu qua da sẽ làm sắc tố melanin tăng đột biến, tạo nên các đốm nâu. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên mà không được bảo vệ đúng cách sẽ khiến cho da tay bị khô, giảm độ căng mọng, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Rối loạn nội tiết tố

nám da tay

Nếu bạn mang thai, tình trạng rối loạn nội tiết sẽ làm ảnh hưởng đến việc mất cân bằng sắc tố melanin gây nên sạm da, nám da tay và cả những vùng da khác.

Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng khiến cho nội tiết tố bị xáo trộn, từ đó vùng da bị nám cũng thường sậm màu hơn. Việc sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài trong nhiều năm cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da.

Tăng sắc tố sau viêm

Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng melanin ở da do phản ứng viêm xảy ra sau khi bị các bệnh da khác nhau, kích thích ngoại sinh và các thủ thuật da.

Một ví dụ về tăng sắc tố sau viêm là phụ nữ wax lông sau nhiều năm sẽ khiến các tế bào melanocytes bị tổn thương, trở nên nhạy cảm và gây tăng sắc tố cục bộ. Điều này được phân loại là tăng sắc tố sau viêm da và nó cũng trông giống vết nám nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.

Chế độ ăn uống

Bạn có biết chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra nám da tay? Chế độ ăn uống không hợp lý như thiếu hụt hoa quả tươi và các chất dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân đẩy mạnh quá trình nám da.

Một số đồ ăn như rượu, bia, muối, ớt, tiêu… đều có thể làm sung huyết trên da, làm cho các vết nám trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh các nguyên nhân chính thì các lý do khiến bạn xuất hiện tình trạng nám, đồi mồi da tay gồm:

  • Stress
  • Di truyền
  • Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc làm bào mòn da quá mạnh

III. Bị nám da tay phải làm sao?

nám da tay

1. Cách trị nám da tay bằng sản phẩm bôi ngoài da

Để cải thiện tình trạng da tay bị nám, bạn có thể được chỉ định sử dụng một vài loại thuốc bôi tay chứa các thành phần như:

  • Hydroquinone: Đây là loại thuốc phổ biến trong việc điều trị bệnh nám da. Thuốc được bôi lên da và làm da sáng lên. Hydroquinone được dùng dưới dạng dạng kem, lotion, gel hoặc chất lỏng.
  • Tretinoin và corticosteroid: Để tăng cường sáng da, đẩy lùi hắc sắc tố, bác sĩ da liễu có thể chỉ định sử dụng thêm một loại thuốc khác chẳng hạn tretinoin hoặc một corticosteroid dưới dạng bôi. Chúng đều có công dụng hỗ trợ và điều trị các vấn đề về nám

2. Cách trị nám da tay bằng ánh sáng

Dùng liệu pháp ánh sáng để trị nám da tay cũng là một phương pháp khá phổ biến. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng hệ thống tia laser năng lượng thấp và tùy theo tình trạng của bạn mà tần suất hoặc loại tia laser sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp.

3. Cách trị nám da tay tại nhà

Một số biện pháp có nguồn gốc từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng nám da tay tại nhà mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Mặt nạ nghệ và sữa tươi: Trộn sữa tươi và bột nghệ theo tỷ lệ 1:2 rồi thoa hỗn hợp lên các khu vực da bị ảnh hưởng. Sau đó, rửa sạch vùng da nám bằng nước ấm. Các dưỡng chất bên trong nghệ và sữa tươi có tác dụng chống oxy hóa, làm đều màu da hiệu quả.
  • Mặt nạ đu đủ và sữa chua: Trong đu đủ chứa thành phần enzyme papain có thể được sử dụng để chữa các bệnh về da khác nhau chẳng hạn như nám còn sữa chua lại có khả năng giữ ẩm da và làm sáng màu da. Kết hợp 2 nguyên liệu liệu này với nhau sẽ giúp trị nám da tay mà còn dưỡng ẩm và làm đều màu da hiệu quả.
  • Nha đam: Nhờ vào thành phần collagen và vitamin, nha đam tươi có công dụng ức chế sự phát triển sắc tố melanin, từ đó giúp làm sáng màu da và trị nám da tay hữu hiệu. Bạn có thể thoa gel nha đam lên da tay và giữ nguyên trong khoảng 20 phút, và rửa tay lại bằng nước sạch.

>> Xem thêm các cách trị nám da mặt từ nguyên liệu thiên nhiên:

IV. Cách ngăn ngừa nám da tay

Không chỉ tập trung vào việc trị nám day tay mà còn phải ngăn ngừa và bảo vệ làn da khỏi những yếu tố có hại cũng là điều cần được chú trọng, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa: Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm như ớt chua, ổi, các loại hạt, quả mọng sẽ cung cấp những dưỡng chất tốt lành nhằm ngăn ngừa nám da tay
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng cũng như đeo bao tay khi ra khỏi nhà sẽ hạn chế tia tử ngoại ảnh hưởng đến da
  • Dùng kem dưỡng ẩm lành tính: Các loại kem dưỡng ẩm với thành phần từ thiên nhiên sẽ giúp duy trì sự mềm mại, độ đàn hồi của da

Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm viên uống PiWhite để ngăn ngừa nám da tay. Sản phẩm là một lựa chọn lý tưởng cho phái đẹp khi gặp vấn đề về nám da với các thành phần chọn lọc từ thiên nhiên giúp cải thiện vết nám, làm đẹp da, sáng da, mang lại vẻ đẹp cho làn da cho người sử dụng.

Với phức hợp MSCC (bao gồm chiết xuất vỏ thông biển Pháp, vitamin E, C, chiết xuất rong biển D. Salina, chiết xuất cà chua và chiết xuất mầm gạo), viên uống PiWhite giúp hỗ trợ làm đẹp da, sáng da, tăng tính đàn hồi của da.

Bên cạnh đó, viên uống PiWhite còn có thể kết hợp với việc điều trị bằng các phương pháp khác giúp da vừa đẹp từ bên ngoài, vừa khoẻ từ bên trong.

Nguồn tham khảo

Chloasma.

https://www.aad.org/public/diseases/color-problems/melasma#overview

Natural options for management of melasma, a review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29461133/

Melasma: Diagnosis and treatment

https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-treatment#causes

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *