Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Corticoid liệu có an toàn?
Bệnh viêm da cơ địa tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu ở cả người lớn lẫn trẻ em. Ngứa rát, bong tróc, ban đỏ,… là những dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này. Điều trị viêm da cơ địa gặp nhiều trở ngại do chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Một số loại thuốc có thể được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng, thuốc corticoid cũng là một trong số này. Tuy nhiên, hoạt chất này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tìm hiểu thêm về tính an toàn của corticoid trong việc điều trị viêm da cơ địa qua bài viết sau đây.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (eczema) còn có tên gọi khác là chàm da. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng da bị đỏ và ngứa, có thể kèm theo sưng và tấy mủ. Căn bệnh này khá phổ biến, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh mạn tính, có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt.
Do chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, việc chữa lành viêm da cơ địa gặp nhiều khó khăn. Hiện vẫn chưa có loại thuốc chữa bệnh triệt để. Phương pháp điều trị được các bác sĩ áp dụng chủ yếu nhằm vào việc làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trên da và phòng tránh các cơn bùng phát.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Corticoid
Công dụng
Corticoid là một hoạt chất có tính kháng viêm mạnh và có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch. Vì thế, thành phần này được dùng ở dạng bôi ngoài cho những tình trạng da như: phát ban, viêm da, bệnh vẩy nến, chàm… Tùy vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng mà chuyên gia da liễu sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Lưu ý, khi sử dụng thuốc Corticoid chỉ nên bôi một lượng nhỏ vừa đủ để tạo một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa việc cơ thể hấp thụ quá nhiều thành phần này và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ
Mặc dù có hiệu quả trong việc điều trị các căn bệnh ngoài da, Corticoid không nên được sử dụng liên tục với thời gian điều trị kéo dài vì corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm:
- Teo da, mỏng da
- Sọc da
- Mất sắc tố trên da
- Hội chứng cushing (da mặt căng phồng)
- Mụn bọc
- Đục thủy tinh thể
- Chậm phát triển ở trẻ em
- Tăng trưởng lông trên mặt
- Giữ muối trong cơ thể gây tăng cân, chân sưng phù
- Co giật, rối loạn tâm thần
- Tăng tỷ lệ nhiễm trùng và làm giảm hiệu quả của vắc-xin
Tacrolimus – thành phần an toàn và hiệu quả trong chữa trị viêm da cơ địa
Công dụng
Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da mãn tính mà nhiều người thường gặp phải. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, việc chọn lựa sản phẩm có thành phần phù hợp và hiệu quả, điều trị dứt điểm viêm da cơ địa là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tacrolimus là thành phần có trong các sản phẩm điều trị viêm da cơ địa được nhiều người tin tưởng sử dụng, có khả năng ức chế miễn dịch tại chỗ. Thành phần này giúp da bớt bị mẩn ngứa và sưng tấy. Vùng da bị viêm khi sử dụng hoạt chất này sẽ hạn chế tiết dịch, đau rát cũng như giảm bớt sự viêm nhiễm.
Tính an toàn
Thành phần Tacrolimus được sử dụng trong sản phẩm thuốc điều trị viêm da cơ địa có hiệu quả tốt:
– An toàn & hiệu quả trong ngắn hạn lẫn dài hạn
– Hiệu quả trên cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi
– Sử dụng được cho những vùng da nhạy cảm: mặt, mí mắt…
– Không gây teo da, mỏng da, nhiễm trùng thứ phát
Dựa theo kết quả 3 nghiên cứu ở Mỹ (2 nghiên cứu ở người lớn và 1 ở trẻ em), việc sử dụng sản phẩm điều trị viêm da cơ địa có chứa Tacrolimus có khả năng cải thiện ≥ 90% tình trạng bệnh. Đây được xem là giải pháp thay thế cho thành phần thuốc Corticoid, vừa đạt hiệu quả điều trị tương đương, vừa tránh được các tác dụng phụ do Corticoid cho người sử dụng.
Một số tác dụng phụ
Tại vị trí thoa thuốc:
– Cảm giác nóng rát da
– Ngứa
– Nhiễm trùng da
Ngoài vị trí thoa thuốc:
– Triệu chứng giống cúm : Nhức đầu, sốt, ho
– Hen suyễn
– Phản ứng dị ứng
Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không xuất hiện phổ biến ở các bệnh nhân sử dụng hoạt chất Tacrolimus. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng thành phần này khi được bác sĩ kê toa. Chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị và sử dụng đúng liều lượng sẽ hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo:
Topical Corticosteroids
https://www.medicinenet.com/corticosteroids
topical/article.htm#what_are_examples_of_topical_corticosteroids_available_in_the_us Topical corticosteroids
https://www.nhs.uk/conditions/topical-steroids/
Topical tacrolimus for atopic dermatitis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26132597/
Bài viết liên quan: