AHA và BHA: Phân biệt và cách sử dụng phù hợp

Tin tức
AHA và BHA

AHA và BHA là một trong những hoạt chất thường xuyên có mặt trong các sản phẩm dưỡng da, cùng với khả năng tẩy tế bào chết tuyệt vời, chúng cũng góp phần làm cải thiện sự xuất hiện của mụn và giúp thông thoáng lỗ chân lông. Tuy đều có khả năng tẩy tế bào chết nhưng AHA và BHA hoạt động hiệu quả ở mỗi loại da khác nhau. Do đó, để hiểu thêm về hai loại hoạt chất này và cách sử dụng AHA và BHA, hãy cùng tham khảo thông tin bên dưới nhé! 

AhA và BHA

AHA và BHA là gì? 

AHA và BHA là các loại axit hydroxy. Bạn có thể tìm thấy cả hai trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, mặt nạ,… Mục đích của của hai loại BHA và AHA đều là tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, để hiểu cụ thể hơn về công dụng của từng loại, cũng như loại da phù hợp bạn cần hiểu rõ về chúng. Vậy BHA và AHA là gì?  

AHA là gì? 

AHA là viết tắt của axit alpha-hydroxy. Chúng có nguồn gốc từ đường mía hoặc những nguồn thực vật  khác, đây cũng là lý do tại sao chúng thường được gọi là axit trái cây. Trong số các AHA có axit glycolic là  loại AHA nhỏ nhất, có nguồn gốc từ đường mía và là loại được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm  sóc da. AHA thường được khuyên dùng cho da thường đến da khô, da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, vì nhờ có khả năng tăng cường các yếu tố giữ ẩm tự nhiên bên trong da. 

BHA là gì? 

BHA là viết tắt của axit beta-hydroxy, còn có tên gọi khác là axit salicylic. Mặc dù BHA có cấu trúc tương  tự như AHA, nhưng chúng lại khác nhau ở vị trí của một nhóm hydroxyl. 

BHA là thành phần tiêu diệt mụn trứng cá phổ biến. BHA là các axit cacboxylic hữu cơ hoạt động trên bề mặt da và sâu bên trong lỗ chân lông. Chúng có khả năng hòa tan trong dầu, vì vậy nó thích hợp cho da thường đến da dầu, da dễ bị nổi mụn, tắc nghẽn và lỗ chân lông to

Tác dụng của AHA và BHA 

AHA và BHA đều có tác dụng tẩy da chết như nhau, nhưng để cụ thể hơn những gì mà chúng tác động đến làn da, hãy cùng phân tích rõ tác dụng của từng thành phần.  

AHA

AHA có khả năng phát huy hiệu quả đối với lớp ngoài cùng của dạ (biểu bì) và cả lớp sâu bên trong da (hạ bì). Ở biểu bì, AHA có tác dụng tẩy tế bào chết, làm tăng khả năng bong tróc của những tế bào da chết  được giữ lại trên bề mặt. Chúng thực hiện điều này bằng cách nhẹ nhàng phân cắt và nới lỏng các liên kết giữa các tế bào da chết.  

Thêm vào đó, AHA cũng mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các nếp nhăn trên da. Sau một thời gian  khi da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, quá trình luân chuyển của các tế bào da mới bị chậm lại. Điều này có thể làm tăng sự xuất hiện của nếp nhăn. Việc sử dụng AHA sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chết  trên cùng, để lộ lớp tế bào mới bên dưới da. Khi sử dụng lâu dài, AHA cũng có thể làm tăng collagen và elastin trong da. Đây là những chất cung cấp cho cấu trúc và độ đàn hồi của da, collagen và elastin thường  sẽ giảm dần theo tuổi tác. Do đó, việc thường xuyên sử dụng AHA giúp bạn cũng cố được lượng collagen và elastin giúp da trở nên rạng ngời, khỏe khoắn.  

Trong quá trình điều trị mụn AHA có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá bằng cách loại bỏ các tế bào da chết có thể làm tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.  

BHA 

Không giống như AHA hòa tan trong nước, BHA hòa tan trong dầu nên BHA có thể đi sâu hơn vào lỗ chân  lông để loại bỏ tế bào da chết và bã nhờn dư thừa. BHA thẩm thấu dầu của da để tẩy tế bào chết ở lớp niêm mạc lỗ chân lông, giúp cải thiện kích thước lỗ chân lông và tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, BHA còn  có khả năng chống lại vi khuẩn, từ đó làm giảm sự xuất hiện của mụn. Ở nồng độ cao BHA cũng được  dùng để điều trị mụn thịt.  

Tác dụng của BHA hầu như tương tự AHA, chúng đều hoạt động bằng cách tẩy tế bào chết như nhau,  nhưng BHA có khả năng xâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông. 

AHA và BHA

Cách sử dụng AHA và BHA 

Tất cả các AHA đều mang lại hiệu quả tẩy da chết đáng kể. Tuy nhiên, tác dụng và cách sử dụng có thể hơi khác nhau giữa các loại axit. AHA bạn đã chọn phải có nồng độ tối đa từ 10 – 15%. Sử dụng sản phẩm cách ngày cho đến khi da quen với chúng. Điều này cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ, chẳng hạn như kích ứng da.

Dù bạn chọn loại AHA nào thì tác dụng tẩy tế bào chết mạnh cũng khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Đừng quên thoa kem chống nắng mỗi sáng để ngăn ngừa bỏng, đồi mồi và tăng nguy cơ ung thư da

  • Glycolic: Axit glycolic giúp tẩy tế bào chết và có đặc tính kháng khuẩn, nó thậm chí có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của mụn. 
  • Lactic: Axit lactic là một loại AHA phổ biến. Không giống như các AHA khác được tạo ra từ trái cây, axit lactic được tạo ra từ đường lactose trong sữa. Nó cũng được biết đến với tác dụng tẩy da chết và chống lão hóa. 
  • Tartaric: Là một loại AHA không được biết đến nhiều. Tartaric được chiết xuất từ nho và có thể giúp giảm bớt các dấu hiệu của tổn thương trên da do ánh nắng mặt trời và mụn trứng cá.
  • Citric: Axit citric được chiết xuất từ trái cây họ cam quýt. Mục đích chính của nó là trung hòa độ pH của da và làm đều các mảng da thô ráp. Chúng thường được thấy trong thành phần serum hoặc toner. Nó thậm chí còn có thể kết hợp với kem chống nắng để nâng cao khả năng chống tia cực tím tối đa. 
  • Malic: Axit malic là một dạng giao thoa giữa AHA và BHA. Nó được làm từ axit táo. So với các AHA khác, axit malic không mang hiệu quả riêng biệt. Tuy nhiên, chúng có thể kết hợp cùng các  axit khác và làm cho các axit khác hiệu quả hơn. 
  • Mandelic: Axit Mandelic chứa các phân tử lớn hơn có nguồn gốc được chiết xuất từ quả hạnh. Nó có thể kết hợp với các AHA khác để tăng khả năng tẩy da chết. Khi được sử dụng riêng biệt, chúng có thể cải thiện kết cấu và kích thước lỗ chân lông. 

AHA và BHA

BHA cũng được thiết kế để sử dụng hàng ngày, nhưng ban đầu bạn có thể cần áp dụng tần suất thấp một  vài lần mỗi tuần cho đến khi da quen với chúng. Mặc dù BHA không làm cho da của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời như AHA, nhưng bạn vẫn nên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tác hại của tia UV hơn nữa.

  • Axit salicylic: Axit salicylic là BHA phổ biến nhất. Nồng độ có thể dao động trong khoảng 0,5 – 5%, tùy thuộc vào sản phẩm bạn chọn. Chúng như một phương pháp điều trị mụn trứng cá, nhưng nó cũng có thể giúp làm dịu các vết mẩn đỏ và viêm nhiễm nói chung. 
  • Axit citric: Trong khi chủ yếu được phân loại là AHA nhưng một số công thức của axit citric cũng là BHA. Thay vì làm giảm mức độ pH trên da của bạn, loại axit citric này chủ yếu được sử dụng  để làm khô chất nhờn dư thừa và làm sạch các tế bào da chết sâu trong lỗ chân lông của bạn. 

Thông qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa AHA và BHA, cũng như những công dụng chúng mang lại cho làn da. Từ đó, bạn có thể tự tin lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp để giải quyết các vấn đề về da và giúp làn da trở nên rạng ngời.  

Nguồn tham khảo:  

https://www.byrdie.com/aha-vs-bha 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/alpha-hydroxy-acid#benefits 

https://www.healthline.com/health/aha-vs-bha#bha-use-and-otc-products

Chủ đề:

Bài viết liên quan:

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *